Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cách chữa khàn tiếng nhanh nhất và những lưu ý ai cũng nên biết

Khàn tiếng, mất tiếng thường dễ gặp do công việc, sinh hoạt hàng ngày và nếu biết cách chữa khàn tiếng nhanh nhất sẽ giúp hạn chế những hệ lụy không đáng có, bảo vệ giọng nói sau này.

Bên cạnh những người hay phải nói nhiều như: MC, phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng…, nhiều người bình thường cũng dễ bị tình trạng khàn tiếng, mất tiếng, nói chuyện khó khăn. Lúc này, các dây thanh có thể đã bị tổn thương gây ảnh hưởng đến sự rung động và phát ra âm thanh.

Tuy không nguy hiểm nhưng nếu gặp phải tình trạng này, nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp chữa trị, nhất là cách chữa khàn tiếng lâu ngày để đảm bảo sức khỏe và việc giao tiếp với những người xung quanh.

1. Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân gây khàn tiếng

Thông thường, trước khi khàn giọng, mất tiếng, cơ thể thường xuất hiện dấu hiệu đau rát cổ họng, mệt mỏi, sổ mũi, nhức đầu, thậm chí là ho, sốt đi kèm.

Sau vài ngày, việc giao tiếp bắt đầu khó khăn, giọng nói yếu ớt, thì thào, khản đặc hoặc có thể bị mất tiếng.

Các nguyên nhân phổ biến gây khàn tiếng có thể kể đến như sau:

- Mắc các bệnh cảm cúm, viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm xoang mạn tính…

- Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi và cơ thể chưa thích ứng kịp

- Sử dụng giọng nói quá nhiều, phải nói chuyện to, mạnh trước đám đông

- Làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất độc hại

- Hút nhiều Thu*c lá

- Trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm virus…

Nếu khàn tiếng kéo dài không xác định được nguyên nhân để điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản cấp tính tiến triển thành viêm thanh quản mạn tính, nhiễm trùng hệ hô hấp, viêm phổi, mất tiếng hoàn toàn…

2. Cách chữa khàn tiếng nhanh và hiệu quả nhất

- Chữa khàn tiếng bằng mật ong

Từ lâu cách chữa khàn tiếng bằng mật ong đã được áp dụng phổ biến, bởi vừa dễ thực hiện, vừa mang lại hiệu quả rõ rệt. Mật ong có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu tự nhiên để chữa khàn tiếng như sau:

+ Ngâm chanh với mật ong: Chanh tươi thái lát ngâm trong một chén mật ong khoảng 1-2 giờ đồng hồ rồi dùng miếng chanh đó để ngậm, giúp làm sạch cổ họng, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thanh quản.

+ Mật ong hấp lá hẹ: Rửa sạch, thái nhỏ khoảng 5-7 lá hẹ rồi trộn đều với mật ong. Sau đó đem hấp hoặc đun cách thủy cho đến khi lá hẹ nhừ hẳn. Nên ăn từ từ hoặc ngậm một chút rồi mới ăn.

+ Chưng quất với mật ong: Cắt khoanh khoảng 2-3 quả quất rồi chưng cách thủy với mật ong trong khoảng 15-20 phút. Thành phẩm để nguội rồi có thể dùng để ngậm hoặc ăn từ từ.

- Chanh muối giúp trị khàn tiếng

Chanh có tác dụng thanh nhiệt, trị khan tiếng, giải cảm rất hiệu quả. Có thể thực hiện theo 2 cách đơn giản như sau:

Cách 1: Vắt nước cốt chanh hòa với một ít muối khuấy đều trong nước ấm rồi súc miệng.

Cách 2: Ngâm chanh nguyên trái đã chần qua nước sôi với hỗn hợp muối, phèn chua, nước đun sôi để nguội. Ngâm trong khoảng 1-2 tháng là dùng được.

- Hết khàn tiếng nhờ gừng

Bên cạnh mật ong, chanh muối, cách chữa khàn tiếng bằng gừng cũng rất dễ áp dụng.

Chỉ cần pha ít trà, thêm vài lát gừng vào ngâm khoảng 10 phút rồi thưởng thức hoặc làm món mứt gừng để nhâm nhi vừa ngon, vừa giúp thanh giọng, giải cảm, trị khàn tiếng.

- Ăn giá, đậu xanh chữa khàn tiếng

Giá, đậu xanh tính mát, chứa nhiều khoáng chất vi lượng, vitamin quý, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Giá có thể ăn sống, luộc, nấu canh hoặc giã nát, đun sôi lấy nước uống. Còn đậu xanh thì để nguyên vỏ nấu chè ăn hàng ngày.

- Dùng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ có tính kháng khuẩn, có tác dụng điều trị các bệnh đường tiêu hóa, hệ hô hấp, chữa khàn giọng, mất tiếng.

Cách thực hiện: Pha một thìa bột nghệ với nước ấm, khuấy đều lên và uống.

- Sử dụng lá húng chanh

Tinh dầu của lá húng chanh có tác dụng sát khuẩn, chữa ho, viêm họng, khàn tiếng, tiêu đàm giải cảm rất tốt.

Có thể ăn kèm lá húng chanh với rau sống hoặc rửa sạch, thái nhỏ rồi chưng cách thủy với đường phèn. Lọc phần nước uống còn phần bã lá thì ngậm khoảng 5-10 phút.  

- Dùng tỏi chữa khàn tiếng

Nếu áp dụng tại nhà thì bị khàn tiếng nên ăn gì? Câu trả lời chính là tỏi.

Bởi tỏi hỗ trợ điều trị khàn tiếng hiệu quả và có sẵn trong căn bếp gia đình. Mỗi ngày chỉ cần thêm tỏi vào nước chấm, các món xào, ăn kèm giò chả… là đã giúp bảo vệ dây thanh quản của cả nhà.

- Uống nước cây rẻ quạt

Theo Đông y, cây rẻ quạt có tính hàn, vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiêu hóa, chữa khàn giọng.

Nếu tìm được cây rẻ quạt, nên dùng thân và rễ cây còn tươi đem rửa sạch, giã nát, thêm vào một ít muối rồi lọc lấy nước uống 2-3 lần/ ngày.

- Ăn lê khi bị khàn tiếng

Quả lê có vị đặc trưng, giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất, đồng thời có khả năng tiêu đờm, giảm khan tiếng.

Cách thực hiện: Rửa sạch, thái mỏng quả lê và gừng tươi. Cho lê và gừng tươi vào nồi đun sôi. Lọc lấy nước uống mỗi ngày.

- Dùng củ cải trắng

Củ cải trắng được ví như “nhân sâm trắng”, có vị cay, tính mát, hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu nên cách chữa khàn tiếng nhanh nhất không thể thiếu loại thực phẩm phổ biến này.

Cách thực hiện: Xay nhuyễn củ cải trắng với 1-2 lát gừng, lọc lấy nước súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày.

- Tận dụng vỏ cam

Tương tự như chanh, tinh chất từ vỏ cam hỗ trợ điều trị khàn tiếng rất tốt nên đừng vứt vỏ cam một cách lãng phí.

Chỉ cần nướng cháy sém vỏ cam hoặc quay trong lò vi sóng, cắt miếng mỏng hãm cùng nước sôi để uống.

- Bớt khàn tiếng với hành tây

Hành tây rất dễ mua và dễ đưa vào thực đơn hàng ngày. Ngoài việc thường xuyên ăn các món có dùng hành tây, người bị khàn tiếng có thể chưng cách thủy hành tây với mật ong rồi dùng dần.

- Uống trà thảo dược

Nếu công việc bận rộn, cơ thể mệt mỏi, chữa khàn tiếng tại nhà hiệu quả chính là uống 1-2 tách trà thảo dược ấm giúp bản thân thư giãn, đồng thời hỗ trợ làm lành tổn thương thanh quản, giảm khan tiếng.

3. Một số lưu ý khi chữa khàn tiếng

- Nếu bị khàn tiếng không rõ nguyên nhân, bị lâu ngày hoặc đi kèm sốt, buồn nôn…, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

- Khi cổ họng có dấu hiệu bị đau, nên hạn chế việc giao tiếp với những người xung quanh.

- Việc súc miệng hàng ngày với nước muối hoặc nước súc họng rất cần thiết, giúp bảo vệ thanh quản hiệu quả.

- Hạn chế ở trong môi trường máy lạnh hoặc nơi gió lớn quá nhiều. Chú ý mặc quần áo đủ ấm, che chắn vùng cổ cần thận, kín gió.

Không nên hút Thu*c, nhất là trong thời gian khàn tiếng.

Hạn chế uống nước quá lạnh hoặc quá nóng. Tốt nhất nên bỏ thói quen uống nước đá vì gây ảnh hưởng đến cổ họng và dây thanh quản.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng trong những lúc giao mùa hay thời điểm dịch bệnh dễ bùng phát.

Thường xuyên uống đủ nước để cổ họng đủ ẩm, không bị khô rát.

Thực hiện các phương pháp điều trị khàn tiếng đúng cách, đều đặn cho đến khi khỏi hẳn.

Như vậy, cách chữa khàn tiếng nhanh nhất không khó thực hiện nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên trì. Hãy bảo vệ giọng nói để công việc, sinh hoạt thường ngày không bị ảnh hưởng, dù trong bất cứ thời điểm nào.

La Dang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-chua-khan-tieng-nhanh-nhat-va-nhung-luu-y-ai-cung-nen-biet-355419.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-chua-khan-tieng-nhanh-nhat-va-nhung-luu-y-ai-cung-nen-biet-355419.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/cach-chua-khan-tieng-nhanh-nhat-va-nhung-luu-y-ai-cung-nen-biet-355419)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY