Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Cách điều trị vảy nến bằng dầu dừa – Mẹo hay dân gian

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Cùng tìm hiểu phương pháp này qua bài viết sau đây.

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo dân gian được lưu truyền rộng rãi. Đây là biện pháp khá đơn giản, người bệnh có thể thực hiện tại nhà, giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin về mẹo chữa này.

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa có được không?

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến. Ngoài sử dụng Thu*c tân dược thì giải pháp dân gian cũng được nhiều người áp dụng. Trong đó, dầu dừa được xem là nguyên liệu phổ biến nhất. Bệnh vảy nến là một căn bệnh ngoài da, hình thành do hệ thống miễn dịch bị rối loạn, gây ra tình trạng viêm da tự miễn. Người bệnh sẽ bị bong tróc da, da sần sùi, khô và ngứa ngáy khó chịu.

Sử dụng dầu dừa với mục đích giúp da cung cấp độ ẩm, phục hồi những tổn thương trên da. Có thể nói, loại dầu thiên nhiên này được đông đảo tín đồ làm đẹp ưa chuộng và được đưa vào nhiều sản phẩm dưỡng da. Người mắc bệnh vảy nến tận dụng dầu dừa để cải thiện các triệu chứng được xem là một sự lựa chọn an toàn.

Nhiều người áp dụng đã cho được kết quả khả quan. Những vết sưng đỏ, tình trạng bong tróc da được khắc phục đáng kể sau một thời gian dùng dầu dừa. Sở dĩ dầu dừa mang lại công dụng tuyệt vời như thế là bởi bó có chứa các thành phần sau:

Vitamin E: Dầu dừa có chứa hàm lượng vitamin E dồi dào. Đây là dưỡng chất có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp lớp sừng trở nên mềm hơn, hỗ trợ giúp người bệnh loại bỏ chúng dễ dàng. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp tăng độ đàn hồi cho da. Sau một thời gian, người bệnh sẽ nhận thấy được những thay đổi tích cực, đặc biệt là da trở nên mềm mịn hơn.

Vitamin C: Không thể không nhắc đến vitamin C trong dầu dừa. Dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích đối với cơ thể, giúp người bệnh vảy nến phục hồi những tổn thương trên da. Vitamin C giúp chống lại sự gây hại của vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy tăng sinh collagen để da trở nên đàn hồi. Đặc biệt, vitamin C còn giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời và gốc tự do.

Axit béo: Các dạng axit béo như oleic, panmitic, linoleic,…trong dầu dừa chiếm hàm lượng lớn. Chúng có tác dụng tốt trong việc giúp da duy trì độ ẩm lý tưởng. Ngoài ra, axit béo còn kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau,…bảo vệ da trước sự xâm nhập của các nhân tố gây hại.

Ngoài những dưỡng chất kể trên, dầu dừa còn chứa các enzyme và protein, góp phần phục hồi những tổn thương trên da nhanh chóng. Chính nhờ những lợi ích tuyệt vời này mà dầu dừa trở thành nguyên liệu được tận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Không chỉ làm đẹp mà điều trị bệnh vảy nến cũng đạt được hiệu quả nhất định.

Các biện pháp điều trị vảy nến bằng dầu dừa

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng mẹo chữa này. Dưới đây là một số phương pháp, bạn đọc có thể tham khảo và thực hiện:

1. Sử dụng dầu dừa nguyên chất điều trị vảy nến

Sử dụng dầu dừa nguyên chất để khắc phục tổn thương da do bệnh vảy nến là cách đơn giản. Người bệnh không cần phải chuẩn bị cầu kỳ, phù hợp với ai có công việc bận rộn. Cách làm như sau:

Dầu dừa sử dụng liều lượng sao cho phù hợp với diện tích da đang bị vảy nến.

2. Kết hợp dầu dừa và lòng đỏ trứng gà điều trị vảy nến

Lòng đỏ trứng gà được sử dụng nhiều trong làm đẹp, do nó có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho làn da. Đối với bệnh vảy nến, nguyên liệu này cũng mang đến công dụng điều trị triệu chứng hiệu quả. Trong lòng đỏ, hàm lượng vitamin cũng như protein khá dồi dào. Chúng giúp da da tăng sinh collagen, hỗ trợ thúc đẩy vết thương mau chóng phục hồi.

Kết hợp với dầu dừa, hai nguyên liệu sẽ bổ trợ nhau phát huy công dụng tối ưu. Người bệnh sẽ cảm nhận được tình trạng ngứa, sưng và bong tróc da cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng 1 lòng đỏ trứng gà, trộn chung với 2 – 3 muỗng dầu dừa.

3. Điều trị vảy nến bằng dầu dừa và nha đam

Nha đam là nguyên liệu có nhiều công dụng tuyệt vời, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hữu ích trong làm đẹp. Thành phần gồm các vitamin, khoáng chất, axit amin giúp da kháng khuẩn, cấp ẩm, làm mềm mịn da hiệu quả. Tận dụng nha đam để điều trị vảy nến cũng là cách được nhiều người áp dụng.

Đặc biệt, khi kết hợp với dầu dừa, hai loại hòa quyện hỗ trợ nhau khắc phục nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Sau một thời gian áp dụng, da trở nên mềm mịn, thâm sẹo mờ dần, vết thương cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng 1 lá nha đam tươi, sau đó rửa sạch bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt trong suốt. Lưu ý loại bỏ hết phần nhựa vàng để đảm bảo không khiến da bị kích ứng thêm.

4. Dầu dừa và mật ong điều trị vảy nến

Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu quen thuộc. Không chỉ trong làm đẹp mà còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe. Sử dụng mật ong kết hợp với dầu dừa tăng hiệu quả điều trị vảy nến. Bởi, trong mật ong có chứa nhiều thành phần với công dụng kháng khuẩn, sát trùng tốt.

Đồng thời, nguyên liệu này còn hỗ trợ giúp vết thương trên da nhanh chóng hồi phục. Người bệnh rút ngắn thời gian chữa bệnh. Cách thực hiện như sau:

Trộn chung 2 – 3 muỗng dầu dừa cùng với 1 muỗng mật ong.

5. Dầu dừa và tỏi điều trị vảy nến

Tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đối với người bị vảy nến, tỏi sẽ giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn không cho bệnh bị bội nhiễm, biến chứng. Ngoài ra, chất allicin trong loại củ này được ví như chất kháng sinh giúp cơ thể chống lại những nhân tố gây hại cho sức khỏe.

Kết hợp tỏi với dầu dừa điều trị vảy nến là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng. Cách thực hiện như sau:

Lấy khoảng 3 tép tỏi, bóc sạch vỏ sau đó giã nhuyễn.

6. Sử dụng nghệ và dầu dừa điều trị vảy nến

Chất curcumin trong nghệ là chất chống oxy hóa mạnh giúp da tái tạo và nhanh lành vết thương. Vì thế, nghệ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp. Đối với việc điều trị bệnh vảy nến, nguyên liệu này cũng mang đến nhiều lợi ích tích cực.

Cụ thể, nghệ sẽ giúp vết thương do vảy nến gây ra phục hồi nhanh hơn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn dẫn đến các biến chứng không mong muốn. Kết hợp cùng với dầu dừa, hai nguyên liệu giúp da loại bỏ lớp sừng, dưỡng ẩm và hạn chế để lại thâm sẹo. Cách thực hiện:

Bạn có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ.

7. Dầu dừa pha giấm táo điều trị vảy nến

Giấm táo có tính axit nên giúp sát khuẩn vết thương, kiểm soát tốt độ pH cho da, hỗ trợ khắc phục tình trạng bong tróc, dày sừng. Tuy nhiên vì để đảm bảo an toàn, người bệnh nên kết hợp nguyên liệu này với dầu dừa. Cách thực hiện như sau:

Trộn dầu dừa cùng với giấm táo theo tỷ lệ 2 muỗng dầu dừa, 1 muỗng giấm táo.

8. Điều trị vảy nến bằng dầu dừa từ bên trong

Bên cạnh các mẹo chữa ngoài da kể trên, bạn đọc có thể tham khảo biện pháp sử dụng dầu dừa để cải thiện bệnh vảy nến từ bên trong. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản. Bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến món ăn hàng ngày như xào hoặc trộn salad rau củ,…

Bên cạnh đó, nhiều người cũng áp dụng biện pháp nuốt dầu dừa hoặc pha nước ấm để uống. Sử dụng tốt nhất là trước khi ăn sáng 30 phút, lúc này bụng rỗng sẽ giúp cơ thể hấp thụ được các dưỡng chất có trong dầu dừa tốt hơn.

9. Tắm dầu dừa điều trị vảy nến toàn thân

Trường hợp các mảng vảy nến nhiều, xuất hiện trên diện rộng không thể áp dụng biện pháp đắp ngoài da. Bạn có thể sử dụng dầu dừa để pha nước tắm. Đây là cách tốt nhất giúp tinh chất có trong nguyên liệu tiếp xúc được nhiều vùng da bị bệnh. Cách thực hiện:

Pha 5 muỗng dầu dừa với một chậu nước ấm lớn, bạn có thể pha trong bồn tắm.

Có khỏi vảy nến không nếu điều trị bằng dầu dừa?

Thực tế cho thấy, cho đến hiện nay căn bệnh vảy nến vẫn chưa có được biện pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Mẹo chữa bằng dầu dừa cũng là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Do đó, nó vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.

Bởi vì là nguyên liệu thiên nhiên nên phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng của bệnh. Không có tác dụng điều trị chuyên sâu như các biện pháp điều trị khác. Tuy nhiên, biện pháp này ít gây tác dụng phụ cho người bệnh như sử dụng tân dược.

Sử dụng dầu dừa theo đường miệng sẽ giúp các dưỡng chất hấp thụ vào bên trong cơ thể tốt hơn. Nhờ đó mà người bệnh cũng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy đáng kể. Sử dụng dầu dừa ngoài da giúp khắc phục tại chỗ, cấp ẩm cho da, giảm kích ứng,…ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng dầu dừa

Để việc điều trị bệnh vảy nến với dầu dừa đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn đọc cần lưu ý một số vấn đề sau:

Dầu dừa là một dạng nguyên liệu được cho là khá lành tính. Thế nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có cơ địa mẫn cảm vẫn có thể bị dị ứng. Do đó, trước khi thoa trực tiếp dầu dừa và các nguyên liệu kết hợp lên vùng da bị bệnh, bạn nên thử trước ra một vùng nhỏ. Nếu không có biểu hiện bất thường trong 24 giờ thì có thể tiếp tục sử dụng.

Điều trị vảy nến bằng dầu dừa là mẹo chữa dân gian được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Đây là biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Trường hợp vảy nến nặng, bạn nên tham vấn với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dieu-tri-vay-nen-bang-dau-dua)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY