Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách loại bỏ toàn bộ độc tố trong măng nhanh nhất

Măng là món ăn phổ biến của người Việt, tuy nhiên nếu không biết cách chế biến nó có thể gây ngộ độc cho người sử dụng.

Ảnh minh họa.

Măng tuy ngon nhưng lại chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Thế nhưng các bà nội trợ đừng quá lo lắng vì độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên, 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng đã được loại bỏ, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

Bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi, cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch, măng sẽ không còn vị đắng và có thể đem chế biến món ăn.

Lưu ý: Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và không nên sử dụng.

Một số sai lầm khi sử dụng măng gây ngộ độc:

Măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn

Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg cyanide, liều lượng này có thể gây Tu vong ngay tức thì cho hai em bé trên một tuổi.

Do đó, nếu bạn ăn măng ngâm dấm chưa đủ thời gian - măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao.

Bên cạnh đó, trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất.

Không nấu kỹ măng

Cũng tương tự như việc ngâm dấm măng, khi chế biến măng, để tránh ngộ độc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Khi nghi ngờ măng độc, tuyệt đối không ăn.

Theo Lan Ngọc/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/du-lich-am-thuc/cach-loai-bo-toan-bo-doc-to-trong-mang-nhanh-nhat-15725.html

Theo Lan Ngọc/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/cach-loai-bo-toan-bo-doc-to-trong-mang-nhanh-nhat/20210120020022975)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY