Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách ngâm “thần dược” RƯỢU TỎI chuẩn nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Tỏi không chỉ là gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt mà còn là nguyên liệu để bào chế nên các bài thuốc quý, được cả thế giới tin dùng.

Tỏi tên khoa học Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong củ tỏi có chứa 0,10 - 0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp chất lưu huỳnh (S).

Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng tỏi. Nhưng trong tỏi tươi không có alicin ngay, mà có chất aliin (một loại acid amin) - chất này chịu tác động của enzym alinase cũng có trong củ tỏi khi giã giập mới cho alicin.

Ngoài ra, củ tỏi còn chứa nhiều vitamin và chất khoáng... đặc biệt là selen.

Y học phương Đông ghi về tỏi như sau: vị cay, tính ôn, hơi có độc, vào 2 kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, hạch ở cổ, tiêu đờm...

Tác dụng của rượu tỏi

Chữa bệnh về xương khớp: Việc xoa bóp xương khớp bằng rượu tỏi để giảm đau và điều trị bệnh rất hiệu quả. Khoa học đã chứng minh rằng, trong tỏi có chất oxy hóa, có tác dụng hiệu quả để điều trị những cơn đau do bị viêm khớp. Ngoài ra, với thành phần selen có trong tỏi cũng giúp ngăn chặn lại những phản ứng viêm cho cơ thể.

Theo đó, rượu tỏi có tác dụng điều trị bệnh viêm khớp nhẹ nhàng, giúp giảm các cơn đau, mỏi nhức rất công hiệu mà không cần phải sử dụng thêm bất cứ biện pháp nào khác.

Chữa bệnh về đường hô hấp: Rượu tỏi là một sản phẩm đặc biệt hữu ích với hệ hô hấp, với tính nóng của mình rượu tỏi có thể chữa được bệnh viêm họng cực tốt. Bởi trong tỏi có tính sát trùng, nên nó có thể làm sạch cổ họng cũng giúp giảm đờm, giúp bạn không cần phải sử dụng đến thuốc tây nếu không may bị viêm họng.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều người còn uống rượu tỏi để chữa bệnh viêm xoang, viêm họng.

Chữa bệnh về tim mạch: Nhờ vào các dưỡng chất có trong tỏi với rượu, thì rượu tỏi là một sự kết hợp quá hoàn hảo để điều chỉnh được huyết áp ở mức bình thường, cũng như ngăn ngừa xơ vữa ở động mạch hiệu quả hơn.

Trong tỏi có một số hợp chất như là phitoncid, cùng với hoạt tính màu vàng chính là khả năng để đánh tan đi chất béo, giúp giảm đi tình trạng máu bị nhiễm mỡ. Ngoài ra, tỏi còn thể giúp cho những người mắc bệnh hở van tim, có thể hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn.

Chữa bệnh về tiêu hóa: Trong rượu tỏi có chứa axit amin, chất này có thể lên men tự nhiên nên nó có khả năng giúp tăng cường khả năng trao đổi chất và hỗ trợ vào quá trình tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Theo đó, nên sử dụng mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, mỗi lần 1 thìa cà phê, tình trạng khó tiêu hay ợ chua sẽ không còn.

Kéo dài tuổi thọ: Vào khoảng thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nghiên cứu vì sao người Ai Cập lúc ấy họ rất nghèo nhưng lại ít bệnh tật và có tuổi thọ cao. Sau khi nghiên cứu, họ nhận thấy mỗi gia đình ở Ai Cập đều có một lọ rượu ngâm tỏi trong nhà để uống và họ chỉ ra đây chính là nguyên nhân khiến người dân Ai Cập luôn có sức khỏe tốt. Như vậy, rượu tỏi có công dụng rất tốt cho sức khỏe, ít gây bệnh tật và giúp tăng tuổi thọ cho người sử dụng.

Cách ngâm rượu tỏi

- Chuẩn bị

+ 300g tỏi

+ 600ml rượu trắng 40 độ (một phần thỏi, hai phần rượu)

+ Chai hoặc lọ sạch (để đựng rượu tỏi)

- Thực hiện

Bước 1: Lấy 300g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, ráo nước cong thì xắt thành lát mỏng

Bước 2: Ngâm tỏi vừa xắt vào trong 600g rượu trắng 40 độ, đựng trong chai

Bước 3: Có thể dùng sau 2 tuần, mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

- Cách bảo quản

Rượu tỏi khi ngâm xong bảo quản nơi khô thoáng, nhiệt độ phòng khoảng dưới 25 độ C.

Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Rượu ngâm sử dụng lâu được nhưng sẽ bị mất những công dụng của nó, thời gian lý tưởng là sử dụng trong khoảng thời gian 1 năm.

Những lưu ý khi sử dụng tỏi và rượu tỏi

Khi ngâm rượu tỏi bạn cần băm nhuyễn tỏi hoặc đập giập tỏi ra để allinin trong tỏi có thể chuyển thành allicin, từ đó mang lại hiệu quả hơn.

Khi làm rượu tỏi cần sử dụng rượu có độ cồn từ 40 độ, thời gian ngâm thông thường là 1 tháng, tối thiểu nhất là sau 1 tuần mới có thể dùng được. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 20 cc.

Bạn cũng có thể ngâm tỏi với giấm, cách này giúp tăng hoạt lực của các thành phần trong tỏi tăng lên gấp 4 lần.

Đối với tỏi tươi, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 10 gram. Bởi nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ gây ra các chứng đầy bụng, khó tiêu,…

Quỳnh Hoa

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/cach-ngam-than-duoc-ruou-toi-chuan-nhat-giup-keo-dai-tuoi-tho-27479/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY