Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cách trị viêm phế quản hiệu quả không cần uống thuốc

Bên cạnh phương thức dùng thuốc tây y, bạn cũng có thể thử áp dụng những phương thuốc từ tự nhiên dưới đây để điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả tại nhà.

Viêm phế quản là chứng viêm nhiễm tại phế quản (đường thở lớn và trung bình) trong phổi. Các triệu chứng bao gồm ho ra đờm, thở khò khè, khó thở và khó chịu ở ngực. Viêm phế quản được chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính cũng được biết đến như chứng cảm lạnh ở ngực.

- Bệnh viêm phế quản cấp tính: Là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn khiến đường hô hấp trong phổi sưng và chứa nhiều chất nhầy. Triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường kéo dài khoảng vài tuần.

- Bệnh viêm phế quản mãn tính: Kéo dài từ vài tháng tới nhiều năm, ở giai đoạn này việc chữa viêm phế quản sẽ trở nên khó khăn hơn.

1. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản

- Hút thuốc lá: Hút thuốc hoặc ở gần người hút thuốc trong thời gian dài khiến người đó có nguy cơ phát triển bệnh viêm phế quản. Bởi vì, khói thuốc khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm, hệ thống bảo vệ kém hiệu quả dẫn tới bệnh viêm phế quản. Nguyên nhân viêm phế quản cấp và mãn tính này thường gặp ở bệnh nhân là nam giới.

- Đặc thù công việc: Nguyên nhân viêm phế quản cấp này là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, có chứa các chất kích thích phổi như hơi hóa chất, bột và dệt may... dẫn tới kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra đờm gây viêm nhiễm.

- Tuổi tác: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp tính rất cao.

- Trào ngược dạ dày: Tình trạng ợ chua, ợ hơi,... gây kích thích cổ họng từ đó dẫn tới nguyên nhân hình thành bệnh viêm phế quản cấp.

- Cảm lạnh: Là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cấp tính do cơ thể bị suy giảm khả năng miễn dịch.

2. Triệu chứng viêm phế quản

Nếu bị viêm phế quản mãn tính hoặc cấp tính thường có những triệu chứng sau:

- Ho thường xuyên

- Tức ngực

- Có đờm (chất nhầy) có thể là màu vàng xám, trắng hoặc màu xanh lục. Trong một vài trường hợp, đờm còn có máu.

- Khó thở hoặc thở khò khè

- Sốt nhẹ và ớn lạnh

- Mệt mỏi

3. Phương pháp tự nhiên trị viêm phế quản

- Lá hẹ

Lá hẹ có chứa nhiều loại kháng sinh mạnh như allcin, sulfit, odorin tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh hô hấp. Ngoài ra, còn chứa saponin có tác dụng tiêu đờm, chữa ho có đờm hiệu quả.

Lá hẹ mua về rửa sạch, cắt khúc nhỏ 2 - 3cm, ăn trong bữa ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10g.

- Mật ong

Mật ong có đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, do đó nó có tác dụng làm dịu cổ họng. Ngoài ra, mật ong còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

Cách làm: Chọn quả chanh to, mọng nước, rửa sạch rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh tầm 6 giờ. Sau đó, lấy ra sát thành bột bằng dụng cụ sát nộm su hào, đu đủ. Bột chanh có đủ thành phần của quả chanh có tác dụng giảm ho, long đờm nhẹ và nhiều tác dụng quý khác . Cho bột chanh vào bát con hoặc lọ rộng miệng rồi rót mật ong vào trộn đều, theo tỷ lệ 100g bột chanh và 150g mật ong. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Ngày dùng 3 lần, mỗi lần thìa cà phê hỗn hợp mật ong và chanh, cho vào miệng rồi ngậm, nuốt dần.

- Gừng

Gừng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm, từ đó làm giảm sưng, rát, viêm nhiễm phế quản.

Cách dùng:

+ Trộn 1/2 thìa gừng với quế và đinh hương trong nước nóng. Khuấy kỹ rồi uống hỗn hợp này trong vài ngày để điều trị viêm phế quản.

+ Làm trà thảo dược: Một muỗng bột gừng và hạt tiêu đen hòa vào một cốc nước nóng. Để nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào. Uống hai lần/ngày.

+ Pha hỗn hợp gồm một muỗng bột gừng, đinh hương, hạt tiêu rồi uống ba lần/ngày. Có thể cho thêm sữa và mật ong.

- Chuối

Trong chuối giàu kali, vitamin B6 giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong có tác dụng chữa ho, đau họng, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe.

Cách dùng:

Chuẩn bị 2 quả chuối chín, lột bỏ vỏ chuối, nghiền nát chúng bằng máy xay hoặc bằng muỗng. Tốt nhất dùng dĩa hoặc muỗng để nghiền chuối ở mức độ vừa phải.
Sau đó, đổ vào 400ml nước sôi, khuấy đều và đậy hỗn hợp kín trong vòng 30 phút. Tiếp tục, thêm vào 1 muỗng canh mật ong.

Nếu không thích uống cả phần xác, bạn có thể sử dụng rây nhựa để lọc lấy phần nước. Lưu ý, mật ong thường mất đi chất dinh dưỡng khi pha với nước ở nhiệt độ cao. Do đó, bạn nên cho mật ong vào khi hỗn hợp hơi nguội

Không nên để hỗn hợp này qua đêm, trước mỗi lần uống nên làm ấm hỗn hợp. Ngày chia ra uống 4 lần, mỗi lần 100ml.

Thiên Thiên

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/cach-tri-viem-phe-quan-hieu-qua-khong-can-uong-thuoc-27351/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY