Rau cải xanh là một loại rau phổ biến trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết hết được rau cải có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Tác dụng của rau cải canh đối với sức khỏexml:namespace prefix="o" />
Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout...
Thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.
Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng rau cải nấu lấy nước thanh trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu mụn nhọt và phòng ngừa. Tốt nhất đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
Phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định bạn có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, là một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.
Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.
Hỗ trợ bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, còn đối với người suy tiếp giáp không nên sử dụng rau cải xanh.
Tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chữa viêm ruột: Trong rau cải có chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.
Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
Cải canh chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.
Món ăn bài thuốc từ cải canh
Phòng chống cảm mạo: rễ cải canh 60-80g, đường đỏ 30g. Rễ cải rửa sạch, thái đoạn; sắc lấy nước; cho uống trong ngày.
Chữa xuất huyết do loét dạ dày, hành tá tràng: cải canh rửa sạch, cắt đoạn, nhúng trong nước sôi 5-10 phút, ép lấy 30-50ml nước, hâm nóng cho uống (có thể thêm đường trắng vừa đủ).
Kiện tỳ, hỗ trợ đường tiêu hóa: cải canh rửa sạch, phơi héo, cắt đoạn, ngâm chìm trong nước muối (tỷ lệ ≥ 4%), 3-5 ngày. Ăn rau và uống nước trong bữa ăn. Dùng khi dạ dày thiếu acid, sôi bụng, phân sống hoặc lạm dụng kháng sinh đường uống (giúp tái tạo vi khuẩn có ích trong ruột).
Do dưa chua sinh nhiệt thấp nên thích hợp làm món ăn cho người béo phì và đái tháo đường.
Món ăn cải canh chữa bệnh gout
Món ăn 1: Cải bẹ xanh nấu canh thịt bằm
Nguyên liệu: thịt bằm 100g, cải bẹ xanh 350g.
Cách chế biến:
- Thịt heo băm nhuyễn, ướp gia vị nước mắm, hành khô, bột ngọt.
- Rau cải bẹ xanh rửa sạch rồi đem cắt khúc vừa ăn.
- Cho thịt vào rang qua dầu nóng cho thơm, khi thịt săn lại thì cho khoảng 500ml nước vào đun sôi.
- Khi sôi cho tiếp rau vào nấu sôi 1 lúc cho rau chín rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Lấy ra ăn với cơm khi còn nóng giúp cải thiện bệnh gút rất tốt.
- Nên sử dụng tuần 3 bữa thay đổi với các món khác để chữa gút và đỡ ngán khi sử dụng.
Món ăn 2: Cải bẹ xanh xào nấm rơm
Để cân bằng dinh dưỡng cho người bị bệnh gút thì người bệnh nên bổ xung thêm nấm rơm để giảm bệnh gút, tăng cường sức khỏe.
Nguyên liệu: lấy 50g nấm rơm, 300g cải bẹ xanh.
Cách chế biến:
- Cải bẹ xanh rửa sạch cắt khúc vừa ăn.
- Làm sạch nấm, cắt đôi.
- Cho hành phi thơm và cho nấm vào đảo chín, cho tiếp gia vị đường, bột ngọt, nước mắm cho nấm thấm gia vị.
- Sau đó cho rau cải vào xào tiếp và nêm nếm gia vị lại 1 lần nước và tắt bếp.
- Ăn món này 2 lần/ tuần. và nấm cũng là thực phẩm nên hạn chế sử dụng cho người bị gút nên bạn cần chú ý ăn uống điều độ loại thực phẩm này để không làm bệnh nặng hơn.
Hoài Nguyễn
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: