Tức là các vị thẩm phán và chánh án khi xét xử và tuyên án đã chủ ý dùng cái vô lý và bất khả thi này để thể hiện mức độ nghiêm khắc trong trừng phạt. Chỉ hiểu như thế thì mới thấy bản án có lý riêng của nó chứ không phải vô lý.
Bị cáo trong vụ án này là người Ai Cập di cư sang Mỹ. Tòa án buộc tội và chứng minh rằng năm 2015, anh ta đã lập mưu giết cả vợ con mình và che giấu tội ác dưới cái vỏ của một vụ T*i n*n xe hơi để kiếm tiền bảo hiểm. Năm 2012 và 2013, anh ta lần lượt mua bảo hiểm nhân thọ cho vợ và 3 đứa con của mình, trong đó có 2 đứa bị tật nguyền bẩm sinh. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này quy định thời gian đóng tiền bảo hiểm phải ít nhất là 2 năm. Anh ta chờ đợi cho đến khi đáp ứng điều kiện này thì mới hành động, nhưng ý định đã có từ trước đó.
Anh ta lái xe ô tô lao thẳng xuống biển ở hải cảng và đạp cửa xe ngoi lên mặt nước. Hai đứa con tật nguyền bẩm sinh không thể tự thoát ra được trong khi người vợ được người trên một con thuyền nhỏ cứu sống. Hãng bảo hiểm đã chi trả cho anh ta 260.000 USD.
Tuy nhiên, cảnh sát nghi ngờ lời tường thuật của anh ta và tiến hành điều tra tỉ mỉ. Kết quả điều tra khiến anh ta bị bắt giữ vào năm 2015 với cáo buộc Gi*t người. Năm 2018, tòa án đã đưa anh ta ra xét xử về tội L*a đ*o và rửa tiền mà cảnh sát phát hiện ra trong quá trình điều tra vụ Gi*t người. Mới đây, tòa án đưa anh ta ra xét xử lần nữa, lần này về tội Gi*t người có chủ ý và tuyên phạt anh ta 212 năm tù.
Con số 212 năm tù thu hút sự chú ý của dư luận và công chúng. Bị cáo có sống được lâu đến mấy cũng không thể ngồi tù được ngần ấy năm. Cách tư duy và tiếp cận của toà ở đây là mức án tử hình hay chung thân chưa phải là mức án cao nhất và nghiêm khắc nhất.
Mức án tù lâu hơn cả khả năng sống thọ của con người mới là nghiêm khắc nhất. Mà nghiêm khắc nhất trong vụ án này lại cần thiết, bởi bị cáo quá tàn nhẫn và hoàn toàn không còn tính người khi vì tiền mà sát hại những người thân nhất của chính mình mà lại còn tính toán và lập mưu kỹ càng từ trước đấy nhiều năm, có thể nói tàn nhẫn và vô nhân tính đến mức không thể tưởng tượng nổi. Cho nên tòa dùng mức án vô lý để trừng phạt tội ác không thể tưởng tượng nổi này.
Cái lý của việc tòa tuyên án như trên còn ở hiệu ứng răn đe của bản án. Bản án trừng phạt bị cáo vì liên quan trực tiếp. Nhưng bản án nào cũng còn tác dụng răn đe của nó nhằm vào những người khác trong xã hội. Thông điệp từ đó không chỉ đơn thuần có là “Lưới trời lồng lộng” mà còn “Pháp luật không dung tha tội ác” và càng không nương tay với những ai chủ ý gây tội ác.
Thảo Nguyên / Pháp luật 4 Phương