Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cái nhìn mới về stress

Căng thẳng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ruột là kết quả nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Inra (Pháp).

Chúng ta thường hay quan niệm bụng là não bộ thứ hai trên cơ thể con người. Nhưng hoạt động của não có thật sự ảnh hưởng đến dạ dày và đặc biệt là ruột hay không là điều không phải ai cũng biết. Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Inra đã có câu trả lời cho vấn đề này.

Theo VnMedia, để nghiên cứu về vấn đề cơn đau bụng có do stress gây ra, các nhà khoa học đã tiến hành quan sát một con chuột đang trong trạng thái căng thẳng do bị thả vào trong một chậu nước mà không tìm được lối ra. Tình huống nguy hiểm này buộc con chuột phải bơi trong trạng thái rất căng thẳng.

Kết quả cho thấy có những hệ quả của phản ứng sinh lý này tác động đến ruột và ruột có phản ứng đặc biệt khi bị stress tác động. Các tế bào biểu mô niêm mạc nằm cách xa hơn bình thường.

 "Các phân tử ruột sẽ kích hoạt hoạt động của tế bào thần kinh khiến chúng tin nhắn với nội dung +đau+ lên não," các nhà khoa học giải thích.

Khi thực hiện một thí nghiệm khác, kết quả cũng cho thấy tình trạng sưng bóng nhỏ trong ruột già của chuột khiến vùng bụng của con vật co lại. Điều này chứng tỏ thêm một lần nữa rằng trong trạng thái căng thẳng và đau đớn, não kết nối với ruột. Thậm chí những căng thẳng trong thời thơ ấu cũng để lại dấu vết trong ruột.

9 cách để biết độ căng thẳng của bạn

Dành thời gian để nhìn nhận căng thẳng một cách khách quan. Đôi khi stress cũng có lợi.

1. Mức độ căng thẳng của mỗi người là khác nhau

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, từng con người cụ thể mà mức độ căng thẳng cũng khác nhau. Tất cả tùy thuộc vào tính chất, mức chịu đựng của mỗi người.

2. Căng thẳng tốt và căng thẳng xấu

Có đôi lúc căng thẳng cũng là tốt khi nó khiến ta tăng độ tập trung chú ý và tăng hiệu suất (công việc). Thí dụ, các sự kiện thể thao có thể dẫn đến tâm trạng phấn khích tích cực.

3. Căng thẳng biểu hiện trạng thái tâm lý

Đối mặt với căng thẳng, cơ thể phản ứng theo nhiều cách. Các triệu chứng không chỉ biểu hiện về mặt tâm lý (kích động, lo âu, khó tập trung ...) mà còn về thể chất và thậm chí cả hành vi. Nó có thể dẫn đến bị căng cơ, đau đầu, các vấn đề về mối quan hệ, vv ...

 4. Stress bột phát có hại cho sức khỏe hơn so với stress mãn tính

Hoàn toàn ngược lại. Stress bột phát là một phản ứng nhất thời của cơ thể (các triệu chứng biến mất khi căng thẳng không còn nữa) còn căng thẳng mãn tính tồn tại trong một thời gian dài. Trạng thái này khi kéo dài sẽ rất có hại cho sức khỏe : chúng ta cần phải chiến đấu với căng thẳng mãn tính.

5. Bổ sung chế độ ăn uống có tác dụng

Khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm, một đợt bổ sung vitamin và khoáng chất trong thực phẩm chức năng có thể giúp ích cho bạn. Vì vậy, hãy nghĩ đến việc bổ sung magiê và vitamin B6. Nếu bạn cảm thấy chán nản, Omega 3 còn có thể giúp bạn lấy lại niềm vui cuộc sống và tâm trạng vui vẻ.

6.Có thể ngăn ngừa được stress

Đúng, người ta có thể hoàn toàn có thể biết trước được những tình huống nhất định có thể gây ra căng thẳng. Đôi khi một số lời khuyên giải stress giúp bạn thấy lại sự yên bình trong cuộc sống.

Một bài tập đơn giản và hiệu quả có thể tập bất cứ lúc nào trong ngày : quay cổ tay theo vòng tròn trong vòng một phút.

7.Chế độ ăn uống đóng vai phụ trong việc phòng chống stress

Sai. Để giảm căng thẳng hàng ngày, điều quan trọng là ta phải tạo cho mình một lối sống khỏe mạnh. Trái cây, rau và các loại protein khác cần thiết cho cơ thể bạn. Thực phẩm giàu magiê cũng được đề cao: khoáng chất này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền xung thần kinh trong não. Đừng ngần ngại dùng sô cô la đen và các loại ngũ cốc trong thực đơn của bạn

8. Thói quen là kẻ thù của stress

Đúng. Các thói quen thực sự có thể giúp bạn tránh được căng thẳng và lo lắng. Để bình tĩnh trở lại, bạn phải duy trì nhịp sống đều đặn của mình nhưăn ngủ đúng giờ.

9. Thuốc an thần là cách trị stress hiệu quả nhất

Sai. Không phải lúc nào lựa chọn uống thuốc an thần cũng là hữu ích để giảm bớt căng thẳng và tìm một cuộc sống tĩnh tại. Tại sao bạn không chuyển sang liệu pháp vi lượng đồng căn hoặc dùng các loại thảo dược ? Với những loại thuốc tự nhiên,bạn có thể tìm thấy sự thanh thản mà không bị gây nghiện. Tất nhiên, nếu triệu chứng không giảm, đừng ngần ngại nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/cai-nhin-moi-ve-stress-4976/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY