Dinh dưỡng hôm nay

Cẩm nang ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

7 tháng tuổi là một trong những dấu mốc quan trọng nhất của trẻ nhỏ. Mặt sức khỏe cũng như dinh dưỡng của trẻ sau này có phát triển hay không một phần quyết định rất lớn bởi các yếu tố trong khoảng thời gian này.

Giai đoạn này là lúc mà trẻ mọc răng, đang cần cung cấp nhiều loại thức ăn khác ngoài sữa để phát triển về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bà mẹ đang có con ở giai đoạn ăn dặm này.

1. Bổ sung các loại vitamin

Có thể nói đây là lúc mà sữa mẹ không còn đủ để cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ, thay vào đó là một số loại thưc phẩm bổ sung, hơn hết phải kể đến đó chính là các loại vitamin.

Vitamin C một loại vitamin mà nếu như thiếu, trẻ rất dễ bị lỡ loét ở vùng lưỡi, chính điều này sẽ không thuận tiện cho việc ăn uống, chính vì thế chúng ta cần cung cấp loại vitamin này bằng cách cho trẻ ăn một số loại rau quả như: dâu tây, cam, quýt, kiwi,…

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như dâu tây, cam, quýt,...

Tiếp đến đó chính là vitamin A, loại vitamin này giúp cho trẻ không bị mờ, mỏi mắt, quáng gà,… Vitamin này có trong các loại khoai lang, cà rốt, các loại hoa củ quả.

Ngoài ra, cũng không quên nhắc đến vitamin D - loại vitamin giúp cho xương của trẻ chắc khỏe hơn. Ngoài tắm nắng thì cần bổ sung vitamin D vào trong thực phẩm ăn dặm mỗi ngày. Một số loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng này có thể kể đến như cá hồi, cá mòi, cá ngừ, ngũ cốc nguyên hạt, …

Vitamin D có nhiều trong các loại cá

2. Thịt – nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ 7 tháng tuổi

Gà là một trong những thực phẩm không thể thiếu cho quá trình tăng trưởng, nó cung cấp các protein và vitamin B12 rất tốt cho quá trình phát triển của trẻ sau này. Gà cũng chứa các chất béo tự nhiên, rất cần thiết cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể.

Thịt đỏ cũng cung cấp nguồn chất sắt tốt và dễ hấp thu nhất. Thông thường khi trẻ sinh ra, không cần phải bổ sung thêm sắt do sữa mẹ có cơ chế tích lũy sắt. Tuy nhiên, khi trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, lượng sắt trong sữa mẹ giảm đi, nhu cầu sắt của bé ngày càng cao hơn.

Cá là nguồn protein ít béo tuyệt vời, vì vậy, sẽ là rất quan trọng nếu khuyến khích sở thích ăn cá từ sớm cho bé. Một trong những loại cá tốt để giới thiệu trong bữa ăn dặm ngay từ nhỏ cho trẻ là cá bơn. Xay nhỏ cá, rồi trộn với pho mát kem và rau quả sẽ là món ăn cung cấp protein, canxi và vitamin tuyệt vời.

Thịt, cá là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho trẻ

Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi, các bà mẹ nên luân chuyển thay đổi bữa ăn để bé không có cảm giác bị ngán. Chuẩn bị cho bữa ăn của bé nhiều loại thực phẩm để dung nạp dinh dưỡng là một gợi ý không hề tồi.

3. Nhai thức ăn, tránh thức ăn cứng và một số việc không nên làm của các mẹ khi cho con ăn

Vấn đề cho con trẻ ăn ngay từ 7 tháng tuổi là một điều tất yếu giúp con có thể phát triển hơn về mặt thể chất cũng như trí tuệ, chính vì thế chúng ta nên lưu ý một số điều sau đây để tránh làm hại đến con em mình.

Đầu tiên, các bậc phụ huynh không được nhai thức ăn cho trẻ. Các bà mẹ cứ nghĩ việc nhai thức ăn trước sẽ giúp con phần nào không cần phải nhai lại, tuy nhiên, việc tày không giúp ích gì được cho trẻ mà còn mang lại một số mầm bệnh. Khi chúng ta nhai thức ăn thì các chất dinh dưỡng đã hết, chỉ còn lại các chất cặn bã dư thừa, tiếp đến trong phần thức ăn được nhổ ra đã tiềm ẩn nguy cơ lây lan một số mầm bệnh. Tuy nó không gây ảnh hưởng gì cho chúng ta nhưng nó có thể gây bệnh cho chính những đứa con của mình.

Nhai thức ăn cho trẻ là một sai lầm của các bậc phụ huynh

Kế tiếp, chúng ta tránh để con trẻ ăn những loại thức ăn cứng và quá to. Vì chính lúc này, đường tiêu hóa của trẻ không được tốt, vì vậy biện pháp tối ưu nhất cần làm lúc này đó chính là xoay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ hấp thu hết tất cả các chất dinh dưỡng.

Hơn thế nữa, chúng ta không nên để thức ăn quá đơn điệu cũng như thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn cho trẻ cần có một chút màu sắc để thu hút, bên cạnh đó các loại thực phẩm phải đa dạng, phong phú về dinh dưỡng, màu sắc lẫn hương vị. Ngoài ra, các bà mẹ cũng cần bổ sung thực phẩm hàng ngày cho bé bằng các loại thức ăn nhẹ.

Một số màu sắc trong thức ăn sẽ khiến cho việc ăn của trẻ trở nên hiệu quả hơn

4. Những nguyên tắc không nên làm tránh tạo cho trẻ một số thói quen xấu

Trước khi cho trẻ ăn thì chính những bậc phụ huynh như chúng ta cần thiết lập những thói quen ăn uống lành mạnh. Điều này luôn có lợi cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ ngay từ nhỏ là một việc làm cần thiết

Những gì bà mẹ ăn trong khi mang thai và tiết sữa mẹ trong thời gian cho con bú có thể ảnh hưởng đến việc trẻ chấp nhận thức ăn (hoặc vị trong thức ăn) trong tương lai. Đồng thời, trẻ bú sữa mẹ ít kén chọn hơn trẻ ăn thức ăn bên ngoài. Các mẹ hãy tự giác ăn nhiều các chất để bé ảnh hưởng vị ngay từ thời điểm còn nằm trong bụng, điều này sẽ tạo nên rất nhiều thuận lợi cho quá trình nuôi dưỡng sau này.

Sữa là nguồn cung cấp không thể thiếu cho quá trình phát triển của con trẻ. Thời thơ ấu là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của xương, mỗi đứa trẻ cần khoảng hai ly sữa mỗi ngày để giúp tăng cường canxi cho xương. Sau khi trẻ được hai tuổi, bạn nên sử dụng các loại sữa chứa ít chất béo thay vì sữa nguyên chất.

Việc chọn lựa các loại sữa cũng không kém phần quan trọng

Cuối cùng là tập cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, một phần giúp cho trẻ có nhiều chất dinh dưỡng, mặt khác còn giúp trẻ không bị kén ăn với một số loại thực phẩm.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/cho-con/cam-nang-an-dam-cho-tre-7-thang-tuoi-28017/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY