Cam có nghĩa là ngọt, thảo là cây cỏ. Cam thảo là cây có vị ngọt. Bề ngoài khô cứng, xù xì, chẳng có gì đẹp mắt, nhưng bên trong cam thảo lại mang một vị ngọt lạ lùng mà độc đáo. Vị ngọt thật nhẹ, thanh, nhưng sâu vào tận cuống lưỡi, phải tinh tế lắm mới nhận ra được. Chính vì thế, nhiều người gọi vị lạ này là "vị cam".
Trong các loại cam thảo thì cam thảo bắc được dùng nhiều và tốt hơn cả hơn cả. Theo Đông y, tác dụng của cam thảo bắc là bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, hoãn cấp chỉ thống, thanh nhiệt giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, tâm khí hư, mạch kết, mạch đại, ho suyễn, đau cấp hoãn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, điều hòa tính vị và cả tác dụng của thuốc.
Sách Cảnh nhạc Toàn thư Bản thảo chính, một trong những sách đông y cổ nổi tiếng của Trung Quốc có ghi: "Cam thảo vị ngọt, tính trung hòa, tác dụng điều bổ do vậy dùng với thuốc có độc thì giải độc, dùng với thuốc có tác dụng mạnh thì làm cho hòa hoãn, thuốc giải biểu thêm cam thảo sẽ tăng tác dụng.... Thuốc cam thảo trừ nhiệt tà kiện gân cốt, kiện tỳ vị, trưởng cơ nhục, theo khí vào phần khí, theo huyết vào phần huyết, không nơi nào là không đến được. Thế nên theo sách này, cam thảo còn được xưng danh là “Quốc lão!".
An Nhiên
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: