Dinh dưỡng hôm nay

Cần kiêng ăn gì để không bị mề đay ghé thăm

Mề đay khiến viêm da gây ngứa ngáy rất bất tiện cho người bệnh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, trong đó có chế độ dinh dưỡng. Vậy bị bệnh mề đay kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh tái phát hay tiến triển nặng hơn

Khi bị bệnh mề đay, bạn nên nắm rõ mề đay kiêng ăn gì để có thể mau hết. Bởi một số thực phẩm quen thuộc có thể khiến tình trạng mề đay của bạn trở nên nặng hơn và dễ tái phát.

1. Thực phẩm giàu đạm

Những người có sức đề kháng yếu dễ dàng bị các vi khuẩn, kí sinh trùng tấn công khiến bạn dễ dàng bị nổi mề đay. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến cơ thể rất mẫn cảm và xảy ra các dị ứng.

Thực phẩm giàu chất đạm rất dễ dẫn đến mề đay

Thức ăn giàu đạm được xem là một trong những nguyên nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng dẫn đến mề đay. Vì vậy, bạn nên kiêng ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, trứng sữa, gà, hải sản,… để giảm nguy cơ bị mề đay “ghé thăm”.

2. Đường và muối

Việc ăn quá nhiều đường và muối cũng là tác nhân thúc đẩy mề đay. Khi ăn nhiều đường, lượng đường huyết của bạn sẽ tăng cao rất dễ gây dị ứng da.

Lượng muối tiêu thụ nhiều cũng làm tăng kích thích thần kinh ngoại biên. Đây là nguyên nhân làm gia tăng độ mẫn cảm dễ dẫn đến tình trạng nổi mề đay.

3. Thực phẩm kích thích

Hiện tượng mề đay xảy ra khi lượng độc tố đang tích tụ trong cơ thể khá nhiều và phát ban ra ngoài hoặc do chức năng thải độc suy giảm. Khi tiêu thụ các chất kích thích sẽ khiến gan bị quá tải khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tránh ăn thực phẩm cay nóng để gan được nghỉ ngơi

Vì vậy, khi bị mề đay, bạn tuyệt đối cần kiêng rượu, bia, đồ uống có cồn, trà, cà phê, thuốc lá,… đồng thời tránh ăn các chất cay nóng như tiêu, ớt,…

4. Thức ăn nhiều nước

Việc uống nhiều nước khi bị mề đay rất tốt đối với tình trạng bệnh. Tuy nhiên, khi gặp một số triệu chứng như bị rịn nước, phù nề khi mắc mề đay, bạn nên tránh uống nhiều nước, kiêng các món canh, súp… để tránh làm bệnh nặng hơn.

5. Đồ ăn thô

Nhiều loại đồ ăn thô, rau nhiều chất xơ gây ảnh hưởng đến niêm mạc ruột mà bạn cũng cần lưu ý kiêng khi bị mề đay. Nếu cách chế biến không đúng, các loại thực phẩm này dễ dàng làm tổn thương ruột, dạ dày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, có tính thanh lọc giải độc. Bạn có thể tăng cường ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, bí đao, khổ qua,… giúp củng cố sức đề kháng. Các vitamin và khoáng chất có trong các loại trái cây cũng rất có lợi đối với sức khỏe của bạn. Một số thảo dược tự nhiên có khả năng làm giảm các triệu chứng và trị dứt điểm chứng bệnh khó ưa này.

Bên cạnh việc chú trọng chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên hạn chế sử dụng thuốc. Việc lạm dụng các loại thuốc trị dị ứng, thuốc bôi có thể khiến mức độ bệnh nặng hơn. Thậm chí làm tăng độc tố và tăng nguy cơ tái phát với tình trạng nghiêm trọng hơn.

Tập thể dục giúp tăng cường sức đề kháng và củng cố sức khỏe

Để mề đay không còn là nỗi ám ảnh kéo dài, việc xây dựng lối sống lành mạnh và sinh hoạt điều độ là chìa khóa giúp bạn không còn lo lắng. Bạn nên chăm chỉ rèn luyện cơ thể, tập thể dục giúp loại bỏ các độc tố. Tăng cường sức đề kháng và tăng cường lưu thông máu giúp bạn luôn mạnh khỏe.

Nên giữ môi trường sống sạch sẽ, khô ráo, thoáng đãng để phòng ngừa các vi khuẩn gây bệnh. Luôn giữ tinh thần thoải mái và chú ý ngủ đủ giấc.

Mề đay không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bạn thiếu tự tin bởi những mảng ngứa lan rộng. Để ngăn ngừa bệnh tái phát hay tiến triển, bạn nên lưu ý mề đay nên kiêng ăn gì. Đồng thời nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C và tập thể dục để giảm tình trạng dị ứng da nhé.

Thúy Hạ

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/can-kieng-an-gi-de-khong-bi-me-day-ghe-tham-24696/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY