Cây actiso cao gần 1m hay hơn, có khi tới hơn 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông. lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng. cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt. lá bấc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được.
Cây được di thực và trồng ở Việt Nam, nhiều nhất à Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. Có thể trồng được ở đồng bằng. Lá hái vào lúc cây sáp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, sấy hay phơi khô.
Hoạt chất của actisô hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actisô có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. Công thức đã được xác định là axit 1-4 dicaíein quinic.
Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tanin, các muối hữu cơ của các kim loại ka li, canxí, magiê, natri (tỷ lệ kali rất cao).
Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2 đến 3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M. Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).
Uống và tiêm actisô đểu có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Amba (Ambard) hạ xuống, lượng cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp, tuy nhiên lúc mới uống, có khi người ta thấy lượng urê trong máu tăng lên, do actisô làm tăng sự phát sinh urê trong máu (Tixier, De Sèze M. Erk và R. Picart, 1934-1935).
Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc đế ăn, actisô dùng làm Thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương.
Có khi chế thành cao mềm hay khô đổ chế Thuốc viên, Thuốc tiêm dưới da hay mạch máu. Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 10-40 giọt. Tại miền Nam ở các chợ, người ta còn bán cả thân và rề actisô thái mỏng phơi khô với cùng công dụng như lá.
Nguồn: Internet.