Thận , Tiết niệu hôm nay

Thực phẩm hỗ trợ điều trị sỏi thận

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, nước chanh, nước dừa, giấm táo... có thể giúp thận thải độc.
Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể vì chức năng giải độc và lọc các tạp chất trong máu. Sỏi hình thành khi thận không thể xử lý các chất độc một cách hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm có thể có lợi cho người sỏi thận.

Nước ép lựu

Theo Boldsky, uống nước ép trái cây này ở dạng tự nhiên để điều trị các vấn đề nội tạng, nhất là liên quan đến thận. Giải pháp này có thể mất một thời gian nhưng nó rất lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Nước ép lựu có thể bào mòn sỏi, hỗ trợ đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể bởi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp thận khỏe mạnh, góp phần ngăn ngừa sỏi thận phát triển.

Thức uống có lợi cho thận.
Nước Chanh

Những loại trái cây như cam, chanh, bưởi, trái cây họ cam quýt có chứa axit citric, loại chất có vai trò hỗ trợ việc phá hủy và trục xuất sỏi ra khỏi cơ thể.

Nước lá húng quế

Húng quế là thảo dược tốt nhất để điều trị các bệnh về thận. Nghiền nát lá húng quế, thêm một muỗng canh mật ong, sau đó cho hỗn hợp này vào một tách nước. Uống nước ép húng quế vào sáng sớm khi dạ dày trống rỗng sẽ làm tan sỏi thận, theo Boldsky.

Nước ép cần tây

Cần tây rất giàu protein và vitamin C, giúp tống sỏi thận ra ngoài. Ăn cần tây sống hoặc ở dạng nước ép sẽ cải thiện sức khỏe của thận.

Nước dừa

Trong nước dừa có các thành phần dinh dưỡng: protein, acid amin, vitamin nhóm B, C, muối khoáng có công dụng giải khát, thanh nhiệt, tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong măng tây, nước dừa, trái cây họ cam, quýt... tốt cho người bị sỏi thận
Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa tốt cho người bị sỏi thận.

Theo đông y, nước dừa có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, lợi tiểu. Do đó, việc uống nước dừa giúp tăng bài tiết nước tiểu, các muối khoáng và chất cặn bã không có cơ hội lắng đọng tại thận, tiết niệu. Từ đó, giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Nước đậu đen

Theo đông y, đậu đen có vị ngọt tính mát, bổ gan, thận. Uống nước đậu đen (tốt nhất không đường) có tác dụng lợi tiểu, thải độc và tiêu khát. Rất toosrt cho bệnh nhân sỏi thận. Bạn có thể rang đậu đen, sau đó pha với nước nóng, ủ ít nhất 30 phút rồi uống.

Nước râu ngô

Loại nước có tác dụng lợi tiểu mạnh, hỗ trợ điều trị sỏi. Ngoài ra, nước râu ngô còn giúp hạn chế các biến chứng khi sỏi di chuyển ở đường tiết niệu

Nước actiso

Bạn có thể đun lá hoặc hoa actiso lấy nước uống như trà giúp lợi tiểu, thông tiểu rất tốt cho bệnh sỏi thận. Ngoài ra, nước actiso được biết đến với rất nhiều công dụng như hỗ trợ hạ mỡ máu, mỡ gan, chống oxy hóa... tốt cho sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng actiso khô pha trà hoặc actiso tươi nấu ăn vào mùa hè giúp thanh nhiệt rất hiệu quả
Bạn có thể sử dụng actiso khô pha trà hoặc actiso tươi nấu ăn vào mùa hè giúp thanh nhiệt.

Nước bí đao

Bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thanh nhiệt, ngoài ra còn giúp thông tiểu, chống viêm, hỗ trợ chữa các chứng đái rắt, đái đục.
Theo Ngọc Thi - Vnexpress
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thuc-pham-ho-tro-dieu-tri-soi-than-n398848.html)

Tin cùng nội dung

  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY