Răng hàm mặt hôm nay

Khoa Răng - Hàm - Mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...). Khoa Răng - Hàm - Mặt có thể được phân loại thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Chăm sóc răng miệng trong điều trị ung thư

Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.

điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng. Ngược lại, sức khỏe răng miệng tác động đến tiến trình điều trị ung thư. Bộ răng không khỏe mạnh trong khi điều trị ung thư có thể làm gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ liên quan đến răng miệng và thậm chí có thể cản trở quá trình điều trị.

NHA SĨ GIÚP GÌ ĐƯỢC CHO TÔI?

Bác sĩ nha khoa là một phần quan trọng trong nhóm điều trị. Họ giúp bạn bắt đầu đợt điều trị với một bộ răng khỏe mạnh và giúp loại bỏ những tác dụng phụ lên răng miệng.

Trong điều trị ung thư, những vết lở gây đau có thể phát triển trong miệng, ảnh hưởng đến việc nói năng và ăn uống. Khô miệng là một tác dụng phụ khác. Khô miệng có thể là một vấn đề vì ngoài việc gây khó chịu, nó có thể tăng nguy cơ bị sâu răng. Nước bọt làm trôi các hạt thức ăn từ trong kẽ răng, giúp giảm nguy cơ trên. Nha sĩ có thể điều trị bằng nước bọt nhân tạo, bảo vệ bộ răng và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Ung thư và quá trình điều trị làm suy giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng đủ nghiêm trọng, bác sĩ điều trị cần phải thay đổi hoặc thậm chí ngưng quá trình điều trị cho đến khi nhiễm trùng được chữa khỏi. Vì các bệnh nhiễm trùng có xu hướng xảy ra trong thời gian này, bạn nên bắt đầu đợt điều trị với bộ răng chắc khỏe. Kiểm tra và điều trị răng miệng toàn diện trước điều trị ung thư là rất cần thiết. Nha sĩ có thể giúp loại bỏ bệnh viêm nướu, sâu răng hoặc những ổ nhiễm trùng trong miệng.

Một số liệu pháp điều trị ung thư làm tăng nguy cơ sâu răng, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư đầu mặt cổ. Xạ trị ung thư đầu mặt cổ dẫn đến khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng. Để giảm thiểu nguy cơ này, nha sĩ có thể chỉ định đeo máng nhai, một loại khay đặc biệt vừa khớp với bộ răng của bạn. Loại máng này được dùng để thoa gel fluor tiếp xúc thường xuyên với răng trong suốt quá trình điều trị. Fluor giúp làm mạnh răng và bảo vệ răng khỏi bị sâu.

TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ?

Những bước giúp duy trì một bộ răng chắc khỏe bao gồm:

    Chải răng thường xuyên một ngày 2 lần bằng kem đánh răng chứa fluor.
Trình bày với nha sĩ về những vấn đề răng miệng mà bạn đang gặp phải. Vì họ là những chuyên gia về sâu răng và bệnh nha chu, họ có thể giúp bạn hạn chế những vấn đề răng miệng có thể nảy sinh trong quá trình điều trị ung thư. Hãy để họ trở thành một phần trong nhóm điều trị của bạn bằng cách thông báo cho họ những chẩn đoán và điều trị ung thư hiện tại cũng như cung cấp tên và thông tin liên lạc của bác sĩ điều trị ung thư của bạn.

Tài liệu tham khảo
http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_july2011.pdf

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cham-soc-rang-mieng-trong-dieu-tri-ung-thu-36.html)

Tin cùng nội dung

  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY