Răng hàm mặt hôm nay

Khoa Răng - Hàm - Mặt là một trong những phân ngành lớn và quan trọng của khối lâm sàng. Là một chuyên khoa phụ trách điều trị bệnh lý chuyên sâu và thẩm mỹ trên toàn bộ cấu trúc răng (răng, xương răng, tuỷ răng,...), hàm (vòm miệng, quai hàm, khớp hàm,...) và mặt (xương trán, xương gò má, xương thái dương,...). Khoa Răng - Hàm - Mặt có thể được phân loại thành các chuyên khoa chính, nhằm phục vụ các nhóm nhu cầu khám chữa của người bệnh như: Nha khoa Phục hình, Chấn thương chỉnh hình hàm mặt, Nha khoa tổng quát, Nha khoa Thẩm mỹ và Nội nha.

Sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.

Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng. Tình trạng răng miệng thường có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi bên trong cơ thể trong suốt thời gian này. Ví dụ như, nhiều phụ nữ bị viêm nướu nặng hơn trong thai kì. Viêm nướu là tình trạng nhiễm trùng có thể gây sưng, đỏ mô nướu. Nướu cũng trở nên dễ chảy máu hơn khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Nếu không điều trị, viêm nướu có thể ảnh hưởng đến mô nâng đỡ răng. Nha sĩ có thể sẽ khuyên nên làm sạch răng miệng thường xuyên hơn để phòng ngừa viêm nướu.

Đôi khi, nhiều khối sưng xuất hiện dọc theo đường viền nướu hoặc giữa các răng. Những khối sưng này không gây hại gì nhưng nó dễ chảy máu và có bề ngoài đỏ, giống bề mặt quả dâu tằm khi nhìn thoáng qua. Mặc dù những khối này được gọi là “u nướu thai kì” nhưng nó không phải là một khối u thật sự hay ung thư. Nó thường tự biến mất sau khi mang thai nhưng nếu gây phiền toái nhiều thì có thể được cắt bỏ mà chỉ cần gây tê tại chỗ.

Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thai kỳ

Các thai phụ nên duy trì đến phòng nha trong suốt thai kì để kiểm tra răng miệng và làm sạch răng. Cần cho nha sĩ biết rằng mình đang mang thai và về những thay đổi về sức khỏe răng miệng mà mình cảm nhận được.

Ngoài ra, phải cho nha sĩ biết về tất cả Thu*c y khoa và Thu*c bổ đang sử dụng. Nha sĩ có thể sẽ cần phải kê đơn Thu*c trong quá trình điều trị. Một vài Thu*c được xem là an toàn nếu sử dụng có giới hạn trong suốt thời gian mang thai, trong khi một vài Thu*c hoàn toàn không được sử dụng. Ví dụ như nếu thai phụ đang có nhiễm trùng tiến triển, nha sĩ được quyền kê toa penicillin hoặc amoxicillin. Tuy nhiên, tetracyclin lại không được dùng vì nó có thể gây nhiễm màu các răng đang phát triển trong giai đoạn phôi thai. Kết quả là khi mọc lên, răng có thể nhiễm màu nâu hoặc xám vĩnh viễn. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể cho phụ nữ mang thai biết những Thu*c an toàn khi sử dụng trong giai đoạn mang thai.

Mặc dù việc chụp phim tia X có thể được hoãn lại cho đến khi sinh em bé, nhưng đôi khi nha sĩ cần yêu cầu chụp phim trong quá trình điều trị. Để hạn chế tối đa sự tiếp xúc của thai phụ và thai nhi với tia X, nha sĩ sẽ dùng một áo chì để che chắn thai và đeo vòng che tuyến giáp xung quang cổ.

Thai phụ cũng nên nói với bác sĩ hoặc nha sĩ về bất cứ lo lắng nào trong quá trình điều trị. Chăm sóc sức khỏe tốt hàng ngày là chìa khóa bảo vệ cho sức khỏe răng miệng. Để phòng ngừa sâu răng và viêm nướu, chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem có fluoride để loại bỏ mảng bám. Phải làm sạch vùng kẽ răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc các dụng cụ làm sạch đặc biệt cho vùng này. Hỏi nha sĩ cách chải răng và dùng chỉ đúng.

Chế độ ăn trong thai kỳ

Ăn vặt thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng, bệnh có nguyên nhân là do mảng bám. Mảng bám là một màng phím vi khuẩn, có tính dính và được hình thành liên tục trên răng. Vi khuẩn chuyển hóa đường và tinh bột còn lưu lại trong miệng sau khi ăn thành acid, chất có khả năng tấn công men răng. Đường tồn tại trong miệng càng lâu thì thời gian acid tấn công sẽ càng dài. Sau khi bị tấn công nhiều lần, sâu răng có thể sẽ xuất hiện.

sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân

sức khỏe răng miệng là một phần quan trọng trong sức khỏe toàn thân, và những bệnh nha khoa không được điều trị có thể gây hại cho bà mẹ và em bé. Trong các hoạt động chăm sóc cơ thể hàng ngày, phải luôn ghi nhớ cả sức khỏe răng miệng và cho nha sĩ biết tất cả thay đổi của tình trạng răng miệng trong thai kỳ.

Tài liệu tham khảo:
http://www.ada.org/sections/scienceAndResearch/pdfs/forthedentalpatient_may_2011.pdf

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-suc-khoe-rang-mieng-trong-thai-ky-41.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY