Sức khỏe hôm nay

Siêu âm trong thai kỳ

Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.

siêu âm thai là gì?

siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.

siêu âm thai được thực hiện khi nào?

Bác sĩ có thể yêu cầu làm siêu âm tại bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ của bạn. Thời gian phổ biến nhất là giữa tuần 16 và 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn có thể làm siêu âm sớm hơn để giúp xác định ngày sinh dự kiến hoặc để kiểm tra xem sự phát triển của thai nhi có vấn đề gì hay không. Bạn cũng có thể làm khảo sát này ở đoạn cuối thai kỳ để đảm bảo việc có đủ nước ối trong tử cung hoặc để kiểm tra vị trí của em bé.

Một số phụ nữ làm siêu âm vài lần trong quá trình mang thai trong khi một số khác không làm lần nào. Bạn và bác sĩ của bạn sẽ cùng bàn bạc để tìm ra lựa chọn có lợi nhất cho bạn và em bé.

siêu âm thai cung cấp những thông tin gì?

Thông tin từ việc siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định bạn đang ở vào thời điểm nào trong toàn quá trình mang thai. siêu âm cho thấy số em bé mà bạn đang mang thai. Nó có thể xác nhận hoặc thay đổi ngày sinh dự kiến của bạn. siêu âm có thể cho biết giới tính của em bé, nhịp tim, nhịp thở, những chuyển động và vị trí trong tử cung của em bé. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang ở thời gian đầu của thai kỳ, siêu âm có thể không cung cấp được tất cả các thông tin trên.

Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để tìm kiếm các vấn đề có thể có trong thai kỳ. Lượng nước ối, kích thước và vị trí của nhau thai, tình trạng của tử cung và của các cơ quan khác có thể được thăm dò. Nếu khảo sát cho thấy vấn đề, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác và sau đó quyết định xem bạn và em bé có cần được chăm sóc đặc biệt trong thời gian còn lại của thai kỳ hay không.

siêu âm thai chính xác đến mức nào?

Không có xét nghiệm nào là hoàn toàn không thể mắc lỗi. siêu âm có thể không tìm ra một vấn đề đang tồn tại, cũng có thể phát hiện sai những vấn đề “ảo” mà bạn thực sự không phải lo lắng.

siêu âm thai có an toàn không?

Khảo sát bằng siêu âm đã được sử dụng trong nhiều năm, và tác hại của siêu âm đối với cho thai nhi chưa hề được báo cáo. Tuy nhiên, nên cẩn thận với việc sử dụng kỹ thuật siêu âm ngoài mục đích y khoa để kinh doanh dưới hình thức chụp ảnh lưu niệm thai nhi vì thông tin cung cấp có thể không chính xác.Những cơ sở này có thể sử dụng các kỹ thuật viên chưa được đào tạo hoặc không được bác sĩ giám sát. Các chuyên gia về siêu âm khuyến cáo nên tránh xa những dịch vụ như vậy.

Tôi sẽ đi làm siêu âm ở đâu?

siêu âm phải được thực hiện trong văn phòng của bác sĩ, ở trung tâm chẩn đoán hình ảnh hoặc ở bệnh viện. Một bác sĩ hoặc một kỹ thuật viên được đào tạo thao tác dưới sự giám sát của bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này.

Quy trình siêu âm thai là như thế nào?

Bạn sẽ nằm trên bàn đệm. Trong xét nghiệm siêu âm thông thường, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ thoa một loại gel trên bụng của bạn, sau đó di chuyển một thiết bị cầm tay được gọi là đầu dò trên bụng. Gel giúp truyền sóng âm thanh từ đầu dò vào cơ thể của bạn.

Sóng âm thanh va vào các cấu trúc trong cơ thể của bạn và em bé rồi dội lại. Những sóng dội trở lại này sẽ được ghi nhận qua đầu dò và thông tin từ chúng được sử dụng để tạo ra hình ảnh trên màn hình TV hoặc màn hình máy tính. Khu vực màu trắng hoặc màu xám trong hình cho thấy xương và mô, trong khi vùng tối là chất lỏng, ví dụ như nước ối xung quanh em bé. Việc nhận ra em bé trong ảnh là không dễ dàng, do đó, bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có thể giải thích cho bạn những gì hiện trên ảnh. Bạn có thể sẽ được mang về nhà một số bản sao của kết quả. Một lần siêu âm có thể mất khoảng 20 phút hoặc lâu hơn.

Bạn có thể sẽ được yêu cầu để bàng quang căng đầy trước và trong quá trình siêu âm. Điều này có thể làm bạn khó chịu. Bạn sẽ không cảm nhận được các sóng âm thanh, nhưng sự di chuyển của đầu dò có thể tạo ra một áp lực nhỏ trên bụng bạn. Bạn có thể nghe sóng âm, có thể là nhịp tim của em bé, qua màn hình. Nếu bạn đã qua 18 tuần mang thai, em bé có thể có thể nghe một số rung động trong quá trình xét nghiệm. Những thứ này không có hại cho em bé.

Khi nào tôi sẽ nhận được kết quả siêu âm?

Một số kết quả siêu âm sẽ có ngay lập tức trong khi các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên tiến hành các thao tác. Một số kết quả khác cần được bác sĩ phân tích và có thể mất một tuần hoặc lâu hơn.

Có những loại siêu âm thai khác?

Đúng. Bạn có thể cần được khảo sát với vài loại siêu âm khác khi có một số nguy cơ sức khỏe, hoặc nếu bác sĩ cần những kỹ thuật này để theo dõi em bé tốt hơn. Những loại siêu âm này bao gồm:

    siêu âm qua ngã *m đ*o. Đầu dò được đặt trong *m đ*o bổ trợ thêm hoặc thay cho đầu dò di chuyển trên bụng. Kỹ thuật này có thể cung cấp hình ảnh tốt hơn trong giai đoạn đầu của thai kỳ vì tử cung vẫn còn nhỏ và gần *m đ*o.
  • Hình ảnh Doppler. Loại khảo sát này giúp đo đạc dòng chảy của máu trong cơ thể em bé . Nó có thể được chỉ định nếu bạn có huyết áp cao hoặc nếu tăng trưởng của bé chậm hơn so với bình thường. Nhiều máy siêu âm có trang bị kỹ thuật này, vì vậy bạn có thể có thể làm cả hai xét nghiệm cùng một lúc.
  • siêu âm tim thai. Đây là loại siêu âm cho hình ảnh chi tiết hơn về tim của em bé. Xét nghiệm này có thể được sử dụng để kiểm tra khuyết tật tim của em bé.
  • siêu âm ba chi u (3-D). Kỹ thuật này tạo ra hình ảnh trông giống thật hơn so với hình ảnh siêu âm thông thường. Những hình ảnh này có thể giúp các bác sĩ và kỹ thuật viên nắm rõ hơn về sự phát triển của em bé.
  • siêu âm bốn chi u (4-D). Đây là siêu âm 3 chiều ghi lại chuyển động của em bé.

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/pregnancy-newborns/fetal-health/ultrasound-during-pregnancy.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sieu-am-trong-thai-ky-59.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh Basedow, hay còn gọi là bệnh bướu cổ lồi mắt, là một bệnh thường hay gặp trong nhân dân. Tại các phòng khám nội tiết Ở các bệnh viện lớn, có hơn 45,8% số bệnh nhân bị bệnh Basedow trong tổng số các bệnh nhân đến khám hàng ngày.
  • Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY