Sức khỏe hôm nay

Thể dục khi mang thai: Cách để có sức khỏe tốt trong thai kỳ

Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.

Thời gian mang thai thì tập thể dục có an toàn cho tôi không?

Hãy hỏi bác sĩ để đảm bảo việc bạn tập thể dục trong thời gian mang thai là an toàn. Lý do là vì bạn có thể đang mắc một bệnh nào đó khiến cho việc tập thể dục không có lợi cho bạn hoặc em bé. Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.

Khi mang thai, tôi nên bắt đầu một chương trình tập thể dục như thế nào?

Tốt nhất là nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình thể dục nào. Nếu bác sĩ chấp thuận, tập luyện có thể bắt đầu với mức độ không gây đau đớn, khó thở hoặc mệt mỏi quá mức. Sau đó, bạn có thể từ từ tăng hoạt động của mình lên. Nếu cảm thấy khó chịu, khó thở hoặc rất mệt mỏi, bạn nên giảm bớt mức độ tập xuống. Nếu trước khi mang thai bạn đã tập thể dục, tiếp tục tập trong thời gian mang thai sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu chưa từng tập trước đây, bạn cần phải bắt đầu thật chậm. Nhiều người thấy rằng họ cần phải tập thể dục với mức độ chậm hơn trong thời gian mang thai.

Những loại hình thể dục tốt nhất cho người mang thai như tôi?

Các bài tập thoải mái nhất sẽ không bắt cơ thể của bạn phải chịu thêm trọng lượng. Bơi và đi xe đạp cũng tốt. Đi bộ và thể dục nhịp điệu nhẹ cũng thích hợp cho bà bầu. Bạn và bác sĩ sẽ cần phải quyết định những gì tốt nhất cho bạn và em bé.

Tập thể dục khi mang thai, tôi nên cẩn thận về những mặt nào?

Tránh các hoạt động làm tăng nguy cơ té ngã hoặc chấn thương, chẳng hạn như các môn thể thao tiếp xúc (người chơi thể thao tiếp xúc mạnh với nhau như đấu vật, đá bóng…) hoặc các môn thể thao gắng sức (huy động sức mạnh khi tập luyện, làm tăng nhịp tim, như chạy, đi bộ nhanh, hoặc đi bộ đường dài…). Ngay cả sự va chạm nhẹ vào vùng bụng cũng có thể là nghiêm trọng khi bạn đang mang thai. Từ sau tháng thứ 3 của thai kỳ, tốt nhất là tránh tập luyện trong tư thế nằm ngữa vì trọng lượng của em bé có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông máu. Ngoài ra, cũng nên tránh đứng quá lâu.

Khi thời tiết nóng bức, nên tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nếu bạn tập thể dục trong nhà, phải chắc chắn rằng phòng tập được thông gió tốt. Bạn cũng có thể sử dụng quạt để làm mát. Uống nhiều nước, ngay cả khi bạn không thấy khát. Hãy chắc chắn rằng mình đang có một chế độ ăn uống cân bằng. Thông thường, mang thai làm tăng nhu cầu lương thực của bạn thêm 300 calo một ngày, ngay cả khi không tập thể dục (trung bình người phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, tuổi từ 20-50, nếu chỉ vận động nhẹ như sinh hoạt hằng ngày, thì cần khoảng 2000 calo một ngày).

Tập thể dục khi mang thai, tôi nên báo với bác sĩ những vấn đề gì?

Hãy lắng nghe cơ thể của mình. Cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng sau đây:

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-the-duc-khi-mang-thai-cach-de-co-suc-khoe-tot-trong-thai-ky-71.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY