Sức khỏe hôm nay

Ba tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.

Những thay đổi có thể xảy ra với thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Ba tháng cuối mang thai được gọi là “giai đoạn căng" của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Những việc hàng ngày như ngồi dậy để ra khỏi giường hoặc đứng lên từ ghế ngồi, đều phải cố gắng hơn lúc trước.

Những cảm giác mệt mỏi vào thời gian đầu mang thai có thể trở lại, cho nên bạn cần những giấc ngủ ngắn. Bạn cũng có thể bắt đầu cảm thấy nhiều cảm xúc hơn khi bạn chuẩn bị cho chuyển dạ, sanh con và làm cha mẹ.

Nhưng bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. "Bản năng làm tổ" có thể tác động tới bạn, và bạn sẽ cảm thấy một sự thôi thúc để dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé về nhà. Hãy từ từ chứ đừng làm mình quá mệt mỏi vì những chuyện này.

Thai phụ có gặp khó khăn khi ngủ?

Khi cơ thể ngày một to hơn, bạn cần phải tìm một vị trí ngủ thoải mái và thấy khó khăn hơn trong chuyện xoay trở để tìm một thế nằm. Nằm nghiêng khi ngủ là tốt nhất. Ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ giúp máu bạn lưu thông tốt hơn. Khi nằm ngữa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu do trọng lượng của em bé đè ép vào các tĩnh mạch vào phần dưới của lưng, làm chậm sự hồi lưu máu từ vùng dưới cơ thể về tim. Tránh nằm sắp. Nên nhớ là nằm nghiêng bên trái khi đi ngủ, và nếu thức dậy, hãy nằm lại tư thế đó để ngủ lại. Đặt một cái gối giữa hai đầu gối hoặc sau lưng có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn. Những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn gồm:

    Chuột rút ở chân , có thể do áp lực tử cung đè lên trên các dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của bạn.
  • Hội chứng chân không yên , thường là do cảm giác khó chịu khiến bạn cảm thấy một sự thôi thúc phải di chuyển đôi chân của mình.
  • Ợ nóng , cảm giác nóng rát ở ngực dưới có thể sẽ nặng hơn do tử cung to hơn, đẩy dạ dày ra khỏi vị trí bình thường của nó. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để có thể dùng Thu*c kháng acid dạng nhai khi cần.
  • Nghẹt mũi , do tăng lưu lượng máu đến màng niêm mạc trong mũi và miệng
  • Cử động của bé
  • Cảm giác mắc tiểu , triệu chứng này sẽ tăng lên khi thai nhi lớn lên, nhất là khi bé thay đổi vị trí
  • Những giấc mơ kỳ lạ , ở một số phụ nữ trong những tuần cuối của thai kỳ

Nhu cầu quan hệ T*nh d*c trong thai kỳ?

Ham muốn T*nh d*c có thể giảm đi, một phần vì kích thước của bạn và một phần vì sự bận rộn với việc chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ, sanh con và làm cha mẹ. Nhưng quan hệ T*nh d*c vẫn chấp nhận được trong 3 tháng cuối mang thai, trừ khi bác sĩ khuyên không nên.

Thai phụ có thể nhận thấy những gì khác trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Chứng suy tĩnh mạch . Các tĩnh mạch màu xanh nhạt, nằm bên dưới bề mặt của da, phồng lên, đôi khi gây đau đớn. Vị trí suy tĩnh mạch thường xuất hiện ở mặt sau bắp chân hoặc mặt trong chân. Bệnh trĩ . Đây là chứng giãn tĩnh mạch ở trực tràng. Trĩ có thể lòi ra ở vùng hậu môn gây ngứa, đau và đôi khi chảy máu. Hãy hỏi bác sĩ về việc dùng Thu*c làm mềm phân (không phải Thu*c xổ) nếu bạn chưa từng được dùng Thu*c làm mềm phân. Nguyên nhân bao gồm:

    Áp lực của tử cung khi to lên chèn ép vào các tĩnh mạch lớn ở phía sau, từ đó làm chậm sự lưu thông máu
Sưng (phù) . Giữ nước và máu lưu thông chậm gây ra phù ở chân, mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và khuôn mặt.
Nếu sưng ở tay và khuôn mặt của bạn trở nên nặng hơn, đặc biệt là nếu nó đi kèm với đau đầu, mờ mắt, chóng mặt và đau bụng, bạn cần phải đi khám bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm được gọi là tăng huyết áp do thai kỳ (còn gọi là tiền sản giật). Dị cảm và tê . Cơ thể sưng phồng có thể đè ép vào dây thần kinh, gây nên dị cảm và tê ở, chân, cánh tay và bàn tay. Da trên bụng của bạn cũng có thể cảm thấy dị cảm do bị kéo căng.
Dị cảm và tê tay thường xảy ra do hội chứng ống cổ tay, gây ra do sự đè ép lên trên một dây thần kinh trong cổ tay. Đeo nẹp cổ tay vào ban đêm khi đi ngủ là một cách giảm các triệu chứng dễ thực hiện. May thay, vấn đề này thường mất đi sau sanh. Đau nhức lưng, xương chậu và hông . Những triệu chứng này có thể đã bắt đầu trong 3 tháng giữa mang thai. Sự căng cơ lưng sẽ tăng lên khi bụng bạn phát triển lớn hơn. Hông và vùng xương chậu có thể bị đau do các nội tiết tố mang thai gây giãn các khớp xương vùng chậu để chuẩn bị cho việc sinh con. Lót gối sau lưng khi ngủ có thể giảm bớt đau lưng. Đau bụng . Cơ và dây chằng (mô dai, dạng sợi) nâng đỡ tử cung sẽ tiếp tục bị kéo căng khi em bé của bạn phát triển, và có thể gây đau.


Hụt hơi . Khi tử cung của bạn phát triển cao lên, phổi sẽ có ít không gian dãn nở hơn. Bạn có thể thấy mình thở khó và nặng nề hơn. Vú tăng trưởng nhiều hơn . Núm vú có thể chảy sữa non. Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, chất dịch này sẽ là thức ăn đầu tiên của trẻ. Khí hư âm đạo . Huyết trắng có thể sẽ ra nhiều hơn vào cuối thai kỳ. Nếu bạn thấy có bất kỳ chất dịch nào hoặc máu chảy ra từ *m đ*o, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức. Thai nhi ít máy . Khi bé phát triển to lên, không gian cử động trong tử cung của bé giảm đi, vì vậy bạn có thể nhận thấy bé cử động ít hơn trong suốt cả ngày. Nếu bạn không cảm thấy em bé của bạn di chuyển 10 lần trong một giờ hoặc nếu bạn lo ngại về việc giảm cử động thai, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Dấu hiệu sớm của chuyển dạ là gì?

Em bé của bạn có thể sẽ thay đổi vị trí, đầu di chuyển xuống vùng xương chậu. Người khác có thể nhận thấy bụng của bạn tuột thấp hơn và nói rằng bạn "bị sụt bụng".

Cổ tử cung (phần dưới cùng của tử cung) sẽ bắt đầu mỏng dần (bác sĩ gọi hiện tượng này là "xóa cổ tử cung") và mở ra ("giãn nở cổ tử cung"). Bác sĩ sẽ kiểm tra sự xóa, mở cổ tử cung trong những tuần cuối của thai kỳ và cho bạn biết đã xóa được bao nhiêu phần trăm hoặc giãn ra bao nhiêu cm.

Cơn gò Braxton Hicks (chuyển dạ giả) có thể xảy ra thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn.
Bạn sẽ thấy đau lưng liên tục và đau thắt bụng, tiêu chảy và trung tiện khi bắt đầu vào chuyển dạ.

Dấu hiệu của chuyển dạ?

Nếu cơn co thắt bụng dường như xảy ra thường xuyên và đều đặn hơn, và nếu thời gian giữa các cơn co thắt rút ngắn dần, có thể bạn đã vào chuyển dạ. Cơn co chuyển dạ thật sẽ gây đau đớn hơn cơn co Braxton Hicks. Nếu cơn co thắt gây đau đớn đến nổi bạn không thể nói chuyện, hãy đi khám.

"Vỡ ối" cũng là một dấu hiệu của sự khởi đầu của chuyển dạ. Điều này là do sự vỡ màng ối, túi dịch bao quanh em bé, và làm nước ối chảy ra. Đi khám bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn nghĩ rằng mình bị vỡ ối. Tuy nhiên, ở nhiều phụ nữ, màng ối còn nguyên khi chuyển dạ đã bắt đầu.

Nói chuyện với bác sĩ về những dấu hiệu của chuyển dạ. Bác sĩ sẽ cho bạn biết những gì cần chuẩn bị và khi nào cần gọi điện thoại hoặc đến bệnh viện.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ba-thang-cuoi-thai-ky-73.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY