Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
Tôi sẽ cảm thấy như thế nào vào 3 tháng giữa, so với 3 tháng đầu mang thai?
Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón em bé của bạn.
Cân nặng sẽ tăng nhanh hơn trong giai đoạn này, mỗi tháng tăng khoảng 4 pounds (tức 1,5-2 kg) cho đến cuối thai kỳ. Vậy là bạn có thể bắt đầu mặc đồ dành cho bà bầu rồi đấy.
Khi nào tôi sẽ cảm thấy con tôi cử động?
Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận sự động đậy của bé trong bụng vào khoảng giữa 3 tháng giữa mang thai (tức khoảng tháng thứ 5-6). Thực ra thì em bé của bạn đã có những cử động trước đó rồi, nhưng có thể là bạn không để ý tới nó lắm. Nếu đã từng mang thai, bạn có thể nhận thấy các cử động này sớm hơn bởi vì bạn đã quen thuộc với cảm giác thai máy này. Đánh dấu vào lịch ngày đầu tiên bạn thấy thai máy để báo cho bác sĩ biết.
Ngực của tôi sẽ tiếp tục lớn hơn?
Vú của bạn có thể không còn mềm như thời 3 tháng đầu mang thai, nhưng chúng vẫn sẽ tiếp tục phát triển và chuẩn bị cho việc cho con bú về sau. Các tuyến sữa dãn rộng thêm và tích tụ mỡ làm 2 vú to hơn.
Bạn cũng có thể nhận thấy da trên và xung quanh núm vú của bạn trở nên sậm màu hơn, và có nhiều hạt nhỏ xung quanh núm vú. Các hạt này là những tuyến tạo chất dầu để giữ cho núm vú khỏi bị khô. Một chất lỏng màu vàng nhạt được gọi là sữa non có thể bắt đầu chảy ra từ núm vú của bạn.
Vết rạn da là gì và tôi có thể ngăn chặn chúng không?
Khi làn da của bạn dãn ra để phù hợp với sự phát triển cơ thể khi mang thai, một số vùng da có thể trở nên rất căng. Sợi đàn hồi dưới da có thể có thể bị đứt, tạo ra những vệt lõm vào được gọi là vết rạn da. Vết rạn da thường xuất hiện trên bụng và ngực của bạn.
Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có vết rạn da, nhưng vết rạn dạ ở thai phụ là rất thường gặp. Tiếc thay, dường như vẫn chưa có cách nào để ngăn chặn chúng hoàn toàn. Tốt nhất, bạn nên chú ý đến trọng lượng của bạn để chắc rằng bạn không tăng cân nhiều hơn so với khuyến cáo của bác sĩ. Một số nhà sản xuất sản phẩm và dầu dưỡng da tuyên bố các sản phẩm của họ có thể ngăn ngừa vết rạn da, nhưng điều này chưa được chứng minh. Tuy nhiên, việc giữ độ ẩm cho làn da có thể giúp bạn giảm cảm giác ngứa đi.
Vết rạn da sẽ mờ đi và khó thấy dần sau sanh.
Tôi có thể sẽ có những thay đổi khác ở da chăng?
Không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có những sự thay đổi ở da, dưới đây là những thay đổi phổ biến:
Da bị khô, ngứa, nhất là ở vùng bụng
-
-
-
-
Một số những thay đổi da này có thể mờ dần sau sanh.
Quan hệ T*nh d*c trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ?
Nếu bạn bị ốm nghén, thay đổi cảm xúc và thấy mệt mỏi trong 3 tháng đầu, có thể bạn sẽ thấy không hứng thú quan hệ T*nh d*c thường xuyên. Nhiều phụ nữ thấy rằng mong muốn quan hệ T*nh d*c của họ trở lại trong 3 tháng
giữa thai kỳ. Bạn có thể quan hệ T*nh d*c vào bất cứ lúc nào trong thời gian mang thai, trừ khi bác sĩ nói rằng không nên.
Những thay đổi khác trong 3 tháng giữa thai kỳ
Đau chân
. Bạn có thể bị chuột rút ở chân, đặc biệt là khi ngủ. Điều này là do đứa bé đang lớn dần trong bụng và đè lên các dây thần kinh, mạch máu đi đến chân của bạn. Tốt hơn là khi ngủ bạn nên nằm nghiêng thay vì nằm ngữa.
Một tình trạng khác gặp ở chân là thuyên tắc tĩnh mạch sâu (DVT), có thể khá nghiêm trọng. DVT là một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, gây đau và sưng một bên chân. Nếu thấy có những triệu chứng này, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
Sưng, phù
mắt cá chân, tay và mặt của bạn cũng có thể sưng hoặc phù lên trong tam cá nguyệt thứ hai. Điều này là do tình trạng giữ nước và lưu thông máu chậm.
Đau lưng, vùng xương chậu và hông
. Nhiệm vụ chống đỡ cho cái bụng ngày càng to ra của bạn có thể làm căng cơ vùng lưng. Hông và vùng xương chậu có thể bắt đầu thấy đau do nội tiết tố khi mang thai tiết ra làm giãn các dây chằng (là các mô dai, giống như dây thừng) đang kết nối các xương với nhau. Những xương này sẽ bắt đầu di chuyển để chuẩn bị cho việc sinh con.
Đau bụng
. Các cơ bắp và dây chằng hỗ trợ tử cung sẽ kéo dài và có thể bị tổn thương khi em bé của bạn phát triển.
Răng lung lay
. Nội tiết tố thai kỳ cũng ảnh hưởng đến các dây chằng và xương trong miệng của bạn, do đó, răng có thể bị lung lay. Điều này sẽ hết sau sanh.
Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm nha chu, hoặc nhiễm trùng nhẹ phần nướu và mô quanh răng thì cần phải được điều trị. Bệnh nha chu có liên quan với sanh non và sanh trẻ thiếu cân. 3 tháng
giữa thai kỳ là thời điểm tốt để chăm sóc nha khoa.
Nghẹt mũi, chảy máu cam và chảy máu răng
. Đây là kết quả của sự tăng lưu lượng máu đến màng nhầy niêm mạc trong mũi và miệng.
Ợ nóng
. Cảm giác nóng rát ở thực quản (ống giữa miệng và dạ dày) có thể bắt đầu trở nên tồi tệ hơn trong 3 tháng giữa. Tử cung của bạn to dần gây ép vào dạ dày và đẩy thức ăn và axit trở ngược lên thực quản làm bạn có cảm giác bỏng rát.
Nhiễm trùng đường tiểu
. Bạn có thể bị nhiễm trùng tiểu do những thay đổi nội tiết làm chậm tốc độ chảy của nước tiểu cũng như sự phát triển của tử cung đè lên bàng quang. Nhiễm trùng đường tiểu có thể dẫn đến sanh non, vì vậy hãy cho bác sĩ biết nếu bạn cảm thấy rát khi đi tiểu, hoặc khi đi tiểu thường xuyên hơn, hoặc tiểu máu hoặc có mùi rất hôi trong nước tiểu của mình.
Cơn co
Braxton Hicks
. Còn được gọi là cơn co “chuyển dạ giả”. Các cơn co thắt Braxton Hicks này là sự co thắt cơ tử cung. Đó là một trong những cách tử cung chuẩn bị cho chuyển dạ và sanh con. Khi có một co Braxton Hicks, bạn sẽ cảm thấy bụng mình gò và chắc lên, có hoặc không có cảm giác đau. Những cơn co này thường mất đi trong vòng một vài phút và không có tính đều đặn, thường xuyên.
Nếu các cơn co thắt trở nên đều đặn và gây đau đớn, không mất đi khi bạn thay đổi vị trí hoặc đi bộ, hãy gọi cho bác sĩ. Có thể đó là dấu hiệu sinh non.