Bệnh tình dục hôm nay

Mối nguy mắc giang mai trong thai kỳ

Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
Bệnh giang mai diễn biến nhiều năm (10, 20, 30 năm), có khi cả đời, lúc rầm rộ hoặc có những thời kỳ im lặng không thấy triệu chứng, làm cho người bệnh lầm tưởng đã khỏi. Bệnh cũng có thể lây truyền cho thế hệ sau. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể xâm nhập vào tất cả các phủ tạng, đặc biệt là da, tim mạch, thần kinh trung ương và gây nhiều biến chứng. Bệnh có nhiều hình thái lâm sàng đa dạng khác nhau nên chẩn đoán nhiều khi khó khăn, dễ nhầm với một số bệnh khác. Bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ bệnh nhân, thậm chí gây Tu vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời. Trong thời kỳ thai nghén, giang mai có những đặc điểm như loét giang mai khu trú ở môi nhỏ và thường có kích thước to hơn bình thường. Ngược lại, các triệu chứng khác của giang mai thường không rõ nên rất khó chẩn đoán. Sự lây truyền bệnh giang mai từ mẹ sang thai nhi không gặp trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghén mà xảy ra từ tháng thứ 4, thứ 5 trở đi (tuần thứ 16, 18, 19 của thai) khi máu mẹ và máu con giao lưu qua hồ máu. Tùy theo mức độ nhiễm bệnh nhiều hay ít mà có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể, giang mai bẩm sinh sớm (xuất hiện trong hai năm đầu): Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn một cách ồ ạt thì gây sẩy thai ở tháng thứ 5, 6 hoặc ch*t lưu. Nếu nhiễm nhẹ hơn, thai nhi có thể đẻ đủ tháng nhưng ch*t lưu hoặc đẻ ra ch*t ngay. Nếu nhiễm nhẹ hơn nữa thì khi đẻ ra có thể bình thường nhưng vài ngày sau hoặc trong vòng 6 - 8 tuần thấy xuất hiện thương tổn giang mai mang tính chất nặng hơn như bọng nước lòng bàn tay, bàn chân, nứt mép quanh lỗ mũi, chảy nước mũi lẫn máu hoặc viêm xương sụn, đau các đầu chi gọi là giả liệt parot. Hoặc trẻ đẻ ra gầy gò, da nhăn nheo như ông già, bụng to, gan và lách to.
giang mai bẩm sinh muộn (xuất hiện sau đẻ 3 - 4 năm hoặc lâu hơn). Các triệu chứng giang mai bẩm sinh muộn có thể không có biểu hiện lâm sàng mà chẩn đoán phải dựa vào phản ứng huyết thanh (giang mai kín). Các triệu chứng thường gặp là viêm mống mắt kẽ (hay xuất hiện lúc dậy thì) bắt đầu bằng các triệu chứng nhức mắt, sợ ánh sáng ở 1 bên, về sau cả 2 bên, có thể dẫn đến mù, to 2 đầu gối, có nước, không đau, xuất hiện khi đã 16 - 20 tuổi, điếc cả 2 tai bắt đầu từ 10 tuổi, thường kèm theo viêm mống mắt kẽ, thương tổn xương, thủng vòm miệng, mũi tẹt, trán dô, xương chày lưỡi kiếm... Mangyte.vn
Theo ThS Vũ Văn Tiến - Kiến thức
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-moi-nguy-mac-giang-mai-trong-thai-ky-3435.html)
Từ khóa: giang maithai kỳ

Chủ đề liên quan:

giang mai thai kỳ

Tin cùng nội dung

  • TRT-5, một nhóm gồm 8 hiệp hội chống AIDS đã ban hành một thông cáo trong đó nhóm này hết sức lo lắng đến việc ngừng điều trị hiệu quả đối với bệnh giang mai.
  • Nghiên cứu mới đây cho thấy 90% bệnh nhân không hiểu hết các triệu chứng của bệnh giang mai, dưới đây là một số triệu chứng sớm của căn bệnh nguy hiểm này.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY