Bạn nên biết hôm nay

Hậu Covid-19, bà bầu lưu ý những gì?

Sau khỏi Covid-19, thai phụ cần duy trì thăm khám thai sản định kỳ, giữ tâm lý bình tĩnh, thường xuyên tập hít thở, vận động và bổ sung dinh dưỡng.

Bác sĩ nguyễn bá mỹ nhi, giám đốc trung tâm sản phụ khoa bệnh viện đa khoa tâm anh tp hcm, cho biết bà bầu có nguy cơ diễn biến nặng nề nếu mắc covid-19. tuy nhiên, nhiều thai phụ được tiêm vaccine phòng ngừa, nhờ đó nguy cơ diễn biến nặng đã giảm.

Khi mang thai, người mẹ phải nuôi một đứa trẻ trong bụng, do đó tử cung to hơn, đẩy cơ hoành lên cao và dung tích phổi giảm xuống, khiến việc hô hấp bị cản trở. nhu cầu oxy của người mẹ trong thai kỳ cao hơn người bình thường. thêm nữa, cơ thể bà bầu có hiện tượng giữ nước gây tình trạng phù niêm mạc đường hô hấp trên, khiến đường hô hấp trên dễ bị tổn thương. nếu không may mắc covid-19, nguy cơ diễn tiến nặng cao. vì vậy, theo bác sĩ mỹ nhi, thai phụ mắc covid-19 cần theo dõi chặt chẽ các triệu chứng lâm sàng, tình trạng thai nhi... để can thiệp xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết hiện các nghiên cứu trên thế giới cho thấy virus gây Covid-19 chỉ lây truyền qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây truyền qua máu, từ mẹ sang con. Do đó, thai nhi hoàn toàn không bị ảnh hưởng khi mẹ mắc Covid-19.

Giai đoạn hậu covid-19 mẹ bầu cần thăm khám thai kỳ và các triệu chứng covid-19 kéo dài nếu có để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. ảnh: bệnh viện đa khoa tâm anh

Về hội chứng hậu Covid-19, bác sĩ cho hay, phụ nữ đang mang thai và chuẩn bị sinh nở phần lớn trẻ tuổi, nên những tổn thương ở phổi dường như không quá nặng nề cũng như hồi phục sau khỏi bệnh rất tốt. Mặc dù vậy, tương tự như những bệnh nhân Covid-19 khác, mẹ bầu sau khỏi bệnh cũng có thể có những triệu chứng Covid-19 kéo dài.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đa số trường hợp bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau mắc Covid-19. Song có khoảng 10-20% trường hợp có triệu chứng Covid kéo dài vài tuần đến vài tháng, ở các mức độ từ nhẹ đến nặng, gọi là di chứng hậu Covid. Các triệu chứng thường gặp như sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, đau khớp, rụng tóc, tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn vị giác, khứu giác...

Ngoài ra, bác sĩ mỹ nhi khuyến cáo bệnh nhân giai đoạn hậu covid-19 cũng có thể gặp các di chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ, mau quên, nhạy cảm... với thai phụ, di chứng tâm thần kinh hậu covid-19 không chỉ ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần mà còn ảnh hưởng cả em bé trong bụng. do đó, bên cạnh việc thăm khám thai kỳ sau nhiễm covid-19 và thăm khám các triệu chứng ở các chuyên khoa chuyên sâu nếu có, mẹ bầu cần khám thêm ở chuyên khoa tâm lý để được tư vấn, giải thích rõ hơn về các triệu chứng hậu covid-19 và có biện pháp hồi phục triệu chứng, giảm bớt tâm lý lo âu.

Theo bác sĩ mỹ nhi, ở giai đoạn hậu covid-19 thai phụ cần tiếp tục theo dõi và nâng cao sức khỏe để sớm hồi phục sức khỏe toàn diện. trong đó các biện pháp chính gồm: tập hít sâu và thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi, nhịp độ tăng dần theo ngày; thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày; bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo tư vấn của chuyên gia giúp cơ thể mẹ nhanh hồi phục và đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi. đặc biệt, mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, nghe nhạc thư giãn và nói chuyện với gia đình, bạn bè để giữ tinh thần vui vẻ, tích cực.

Phụ nữ cần tiêm vaccine ngừa Covid-19 từ trước khi mang thai. Nếu đã mang thai mà chưa tiêm mũi nào thì nên tiêm ở giai đoạn từ 13 tuần thai, thực hiện tốt 5K, để ngừa nguy cơ mắc bệnh hoặc tái nhiễm Covid-19. Bộ Y tế đã cho phép tiêm ngừa vaccine cho phụ nữ đang cho con bú mà không cần ngưng cho bé bú. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêm ngừa vaccine ngay khi có lịch gọi tiêm, bác sĩ Mỹ Nhi nói.

Thúy Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hau-covid-19-ba-bau-luu-y-nhung-gi-4433072.html)

Tin cùng nội dung

  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Vợ tôi có bầu 7 tháng rưỡi, bây giờ cô ấy cảm thấy nặng nề và hay khó chịu. Tôi muốn làm gì đó giúp cô ấy thoải mái hơn, tôi nghĩ có thể massage sẽ tốt. Nhờ Mangyte hướng dẫn giúp ở đâu có dịch vụ massage cho bà bầu? Chân thành cảm ơn! (Trung Nghĩa - nghiaves…@yahoo.com.vn)
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY