Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Vững lòng tin, vượt gian khó

“Hậu COVID-19”, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh khiến ngành Y tế đối diện vô vàn khó khăn, thách thức. Dẫu vậy, hệ thống y tế của thành phố vẫn nỗ lực hoàn thiện, với niềm tin sẽ vượt qua được gian khó để tiếp tục làm tròn sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân.

BÀI, ẢNH: THU SƯƠNG

“Hậu COVID-19”, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh khiến ngành Y tế đối diện vô vàn khó khăn, thách thức. Dẫu vậy, hệ thống y tế của thành phố vẫn nỗ lực hoàn thiện, với niềm tin sẽ vượt qua được gian khó để tiếp tục làm tròn sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân.

ông trần việt trường, phó bí thư thành ủy, chủ tịch ubnd tp cần thơ, trao cờ thi đua cho các đơn vị dẫn đầu ngành y tế.

“Khó hơn nữa, cũng không bỏ bệnh nhân”

“Mẹ đừng bỏ con cháu. Sắp Tết rồi, mẹ dìa dẫn hai cháu nội đi chơi” - câu nói ấy của người nhà một bệnh nhân khiến BS CKII Nguyễn Thành Bích Thảo, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU) Bệnh viện (BV) Ða khoa TP Cần Thơ luôn trăn trở. BS Bích Thảo kể: Cô L.T.C (61 tuổi, ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) mắc đái tháo đường, bị tiêu chảy cấp chuyển biến nguy kịch. Trên xe cấp cứu đưa mẹ đến BV Ða khoa TP Cần Thơ, thấy mẹ chực hôn mê, anh Ng.H.T, con trai cô C khóc than, động viên người mẹ cố gắng vượt qua để về với gia đình, con cháu.

BS Bích Thảo cho biết, bệnh nhân C choáng nhiễm trùng nặng, suy đa cơ quan, phải vận mạch liều rất cao. Trước đó, bệnh nhân này cấp cứu ở một BV tư, do quá nặng và dự trù chi phí vượt khả năng của gia đình nên được chuyển đến BV Ða khoa TP Cần Thơ. Bệnh nhân nhanh chóng được lọc máu liên tục, giảm liều vận mạch dần, tình trạng sức khỏe ngày một cải thiện. Bệnh nhân thoát cửa tử, gia đình mừng, các bác sĩ vui khôn xiết.

Nhiều ca nguy kịch như trường hợp của bệnh nhân L.T.C đã được các bác sĩ BV Ða khoa TP Cần Thơ điều trị thành công. Chi phí điều trị cho bệnh nhân ICU cực kỳ tốn kém, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng/ngày ở BV công. BV thiếu thuốc, người bệnh phải mua thêm. Có trường hợp vào viện một mình, đêm khuya lên cơn cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, không người thân chăm sóc. Thế là các bác sĩ, điều dưỡng trực trong BV góp tiền, đi mua thuốc bơm khí dung cho bệnh nhân, đồng thời kêu gọi các tấm lòng hảo tâm, hỗ trợ mua dự trù một cơ số thuốc men và vật tư y tế cần thiết cho những trường hợp cấp cứu.

BS Bích Thảo tâm sự: “Còn giữ được sinh mạng khỏe mạnh sau đại dịch COVID-19 là may mắn lắm. Thời gian qua, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã bàn thảo rất nhiều về ngành Y, chung tay tìm giải pháp cải thiện chế độ chính sách. Sớm muộn gì cũng sẽ thay đổi”. Với niềm tin ấy, BS Bích Thảo và các đồng nghiệp không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên sâu ở tuyến trên. Hiện khoa ICU có hai ê-kíp đang được đào tạo về kỹ thuật tim phổi nhân tạo. “Những ca bệnh khó, nguy kịch chuyển lên tuyến trên tiềm ẩn nhiều nguy cơ trên đường chuyển viện. Nếu mình làm được tại chỗ, bệnh nhân được hưởng lợi nhiều hơn”- BS Bích Thảo nói.

BS CKII Huỳnh Minh Phú, Phó Giám đốc BV Ða khoa TP Cần Thơ, cho biết: “Thông qua các cuộc họp, Ðảng ủy và Ban Giám đốc BV động viên anh em cố gắng bám trụ vì người bệnh. Khó tới đâu, gỡ tới đó trong khả năng cố gắng hết sức. Ban Giám đốc và lãnh đạo khoa phòng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành trong xét duyệt các gói thầu mua sắm thuốc và vật tư, đề xuất cấp trên xây dựng cơ chế thỏa đáng cho nhân viên y tế. Hiện lượng bệnh đã cải thiện, khoảng 1.100-1.200 bệnh ngoại trú/ngày, nội trú từ 650-700 bệnh”.

Ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của ngành Y tế thành phố, nhất là giai đoạn chống dịch và hậu COVID-19. Ðội ngũ cán bộ y tế từ tuyến thành phố đến cơ sở đồng lòng dốc sức trong cuộc chiến cam go; góp phần to lớn vào sự phục hồi, phát triển của thành phố. Ngành Y tế còn đối mặt muôn vàn khó khăn, nhưng lãnh đạo thành phố luôn sát sao chỉ đạo, cùng các sở ban ngành đã, đang và tiếp tục đồng hành cùng y tế tháo gỡ. “Khó hơn nữa, cũng không bao giờ bỏ bệnh nhân” - lãnh đạo thành phố khẳng định.

BS CKII Nguyễn Thành Bích Thảo, Trưởng khoa ICU BV Đa khoa TP Cần Thơ, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp.

Nỗ lực vượt khó

Những ngổn ngang, bộn bề “hậu covid-19” không cản bước được các thầy thuốc cần thơ vượt khó vì người bệnh. năm 2022, bv phụ sản tp cần thơ tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. trung bình mỗi tháng bv có khoảng 2.300 lượt khám và gần 1.000 ca nhập viện. mỗi tua trực, điều dưỡng phải bàn giao 15-20 hồ sơ bệnh án. ðể giảm nguy cơ nhầm lẫn các vấn đề liên quan đến người bệnh, chị phan thị thư, ðiều dưỡng trưởng khoa cấp cứu thực hiện đề án cải tiến nâng cao tỷ lệ thực hành công cụ isbar khi bàn giao người bệnh từ khoa cấp cứu. ðây là một trong 7 đề tài sáng kiến trong 5 năm gần đây của chị thư được công nhận và áp dụng hiệu quả. theo chị thư, để đảm bảo thực hành thành công các chương trình an toàn cho người bệnh, cần quy trình rõ ràng để thúc đẩy cải tiến an toàn. với những đóng góp tích cực, năm 2022, điều dưỡng phan thị thư vinh dự được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ.

BS CKII Nguyễn Ngọc Việt Nga, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, đánh giá BV Phụ sản TP Cần Thơ là điểm sáng của ngành Y tế thành phố năm 2022. BV là một trong những đơn vị dẫn đầu của ngành Y tế thành phố năm 2022. Tập thể BV nỗ lực triển khai hầu hết kỹ thuật cao, chuyên sâu lĩnh vực sản phụ khoa, nhi sơ sinh, hỗ trợ sinh sản. BV phụ trách Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, thực hiện Ðề án nâng cao chất lượng dân số vùng ÐBSCL.

Không riêng BV Phụ sản, các BV ở Cần Thơ đều nỗ lực vượt khó. Các BV chuyên khoa như BV Ung bướu, Nhi đồng, Huyết học - truyền máu đảm trách vai trò BV chuyên khoa của vùng, tiếp nhận trên 50% người bệnh đến từ các tỉnh. Các BV tư nhân cũng san sẻ với hệ thống y tế công lập. Giai đoạn các BV công thiếu hóa chất xét nghiệm, BV Ða khoa Hòa Hảo - Medic Cần Thơ hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho người bệnh tương đương mức thanh toán bảo hiểm y tế. Cuối năm 2022, nhiều BV và hội chuyên khoa liên tiếp tổ chức hội nghị quy mô lớn, thu hút hàng ngàn chuyên gia trong và ngoài nước về Cần Thơ tham dự.

Lãnh đạo ngành y tế thành phố cho biết, thời gian tới, sẽ chú trọng phát triển mạng lưới y học dự phòng, đủ năng lực dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh; hình thành trung tâm y tế chuyên sâu gồm các bv đa khoa và chuyên khoa chất lượng cao vùng ðbscl; thành lập trung tâm điều hướng cấp cứu 115; thực hiện đề án xây dựng y tế thông minh, trọng tâm là y tế cộng đồng giai đoạn 2021-2030... quan trọng hơn, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, tham mưu ban hành các chính sách ưu đãi để đội ngũ thầy thuốc yên tâm làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho người dân đồng bằng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/vung-long-tin-vuot-gian-kho-a155686.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY