Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
Hành hung thầy Thuốc đã trở thành vấn nạn hiện nay. Sự cố y khoa cũng không hề ít. Năm nào cũng có vài vụ ồn ào, còn các vụ xảy ra im lặng thì có lẽ cũng rất nhiều. Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
Trong thời bao cấp, mọi người cùng thiếu thốn vất vả như nhau. Các chế độ vật chất tương đồng nhau giữa các ngành nghề, cùng hưởng chế độ gạo sổ thịt phiếu. Riêng nghề y được ưu đãi hơn nhờ những danh hiệu tinh thần “Nghề cao quý trong những nghề cao quý” hay “Lương y như từ mẫu” và đó là động lực để đội ngũ
thầy Thuốc thời đó hài lòng mà dốc lòng hết sức cho nghề nghiệp. Người dân cũng dễ dàng chấp nhận những thiếu thốn hy sinh như thiếu Thuốc, thiếu trang thiết bị hay thiếu y bác sĩ ở các tuyến.
Ngày nay, kinh tế xã hội đã có những bước tiến vượt bậc. Không ai có thể hài lòng với 13kg gạo và 7 lạng thịt mỗi tháng. Động lực của những danh hiệu tinh thần không còn đủ để đội ngũ
thầy Thuốc cống hiến hy sinh. Những đòi hỏi của người bệnh về cả chuyên môn, tinh thần phục vụ cả hạ tầng vật chất phục vụ khám chữa bệnh cũng phải cao hơn rất nhiều.
Vậy bây giờ, làm sao để người bệnh có thể yêu quý được
thầy Thuốc: Chỉ khi
thầy Thuốc có trình độ chuyên môn cao, dành nhiều thời gian quan tâm săn sóc họ, thể hiện sự tôn trọng họ. Làm thế nào để
thầy Thuốc yêu quý người bệnh: Chỉ khi người bệnh thực sự đem lại nguồn sống cho họ. Tất cả chỉ cần vậy.
Vậy tại sao
thầy Thuốc nhiều tuyến chưa có chuyên môn giỏi?. Các trường Y thường có điểm tuyển sinh cao chót vót, nên không thể nói các bác sĩ có đầu óc kém. Ngành y là ngành đòi hỏi học dài và nhiều hơn các ngành khác. Để phấn đấu trở thành bác sĩ giỏi tốn kém rất nhiều cả về thời gian, công sức và tiền bạc, nhưng với cơ chế lương hiện tại thì dù giỏi hay không thu nhập của họ vẫn đổ đồng như thế. Vì vậy rất ít người muốn đầu tư cả đống tiền của, thời gian và sức lực ra học hành nghiên cứu mà hầu như không có cơ hội thu hồi lại vốn đầu tư.
Tại sao
thầy Thuốc không dành thời gian quan tâm săn sóc, thể hiện sự tôn trọng người bệnh: Với mức cường độ một ngày khám cả trăm bệnh nhân, một bác sĩ phải điều trị vài chục bệnh nhân như hiện nay thì điều này là không thể. Hơn nữa, nếu đông người bệnh nghĩa là công việc thêm nặng nhọc mà thu nhập không tăng thêm đáng kể thì người bệnh không phải là nguồn sống mà là sự phiền hà đối với
thầy Thuốc.
Tại sao người bệnh không là nguồn sống của
thầy Thuốc: Bởi lẽ chính sách giá dịch vụ y tế hiện tại cực kỳ bất cập. Giá một lần khám ở bệnh viện hạng 3 thấp hơn giá một lần đánh giày. Giá một ngày điều trị ở bệnh viện hạng 1 thấp hơn giá một lần cắt tóc, làm đầu. Tiền bó bột gãy chân chưa bằng nửa tiền công nắn chỉnh khung càng xe máy. Thậm chí những kỹ thuật cao như lọc máu thì giá vẫn thấp hơn một lần thay nhớt ô tô. Rõ ràng quy định giá như vậy là một sự đánh giá thấp giá trị của người bệnh. Người bệnh không thể là nguồn sống của
thầy Thuốc. Vì thế nguồn sống của
thầy Thuốc phần chính phải dựa vào một số ít người bệnh “đặc biệt”: Người bệnh của phòng khám tư làm ngoài giờ, những người bệnh điều trị tự nguyện hay thậm chí là những người bệnh biếu phong bì. Vì thế nhóm bệnh nhân này thường được “quan tâm” hơn là điều đương nhiên.
Rất nhiều người nói rằng,
thầy Thuốc được nhà nước trả lương thì phải phục vụ.
Đã có nhiều thống kê về lao động tiền lương cho thấy lương chỉ đảm bảo được 65% đời sống cơ bản của công chức, viên chức. Trong đó lương ngành y đứng gần chót trong 18 ngành nghề được khảo sát. Vậy thì lương nhà nước không thể là động lực để
thầy Thuốc nỗ lực phục vụ. Hơn nữa, có một thực tế mà hầu như người dân không biết: Với những bệnh viện lớn, kinh phí nhà nước cấp chỉ đảm bảo một phần nhỏ trong kinh phí hoạt động bệnh viện: Với đa số các bệnh viện trung ương thường dưới 30%, có những bệnh viện chỉ dưới trên dưới 10%. Hay nói cách khác, hầu hết các bệnh viện này kinh phí nhà nước cấp chủ yếu chi trả cho tiền điện nước, xăng dầu, xử lý rác thải và vệ sinh môi trường,vv… Tiền lương và những khoản đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên hầu như phải do các bệnh viện tự làm ra. Do giá viện phí thấp nên các bệnh viện phải duy trì số người bệnh đông, lượng nhân viên y tế ít thì mới có khả năng trả lương. Vì thế tình trạng quá tải và ít quan tâm sâu sát đến người bệnh là điều không thể tránh khỏi.
"Việc khám chữa bệnh thực sự là giao dịch dân sự trên cơ sở đôi bên bình đẳng và tự nguyện và giải quyết các mâu thuẫn xảy ra theo luật sẽ không còn tình trạng người dân giải quyết bức xúc bằng nắm đấm, lưỡi dao như hiện nay"- BS. Cấp nói.
Rõ ràng chính sách giá và mô hình y tế hiện tại khiến người bệnh và
thầy Thuốc không thể yêu quý nhau và là nguồn gốc cho mọi mâu thuẫn, xung đột xảy ra.
Không thể giải quyết bức xúc bằng lưỡi dao, nắm đấm!
Khi động lực kinh tế bị triệt tiêu, chúng ta đang sử dụng công cụ thi đua làm động lực để nâng cao chất lượng ngành y. Các cuộc vận động “Lương y như từ mẫu”, "Tăng cường y đức"; “Nói không với phong bì”… ra đời. Thế nhưng đặc trưng của thi đua là mang tính phong trào, chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn chứ không bao giờ là động lực lâu dài. Các chiến sĩ Điện Biên anh hùng có thể “ăn cháo kéo pháo qua đèo” trong một mùa chiến dịch chứ không ai có thể ăn cháo kéo pháo cả đời được.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu của người bệnh và khả năng đáp ứng của ngành y tế hiện nay là một thực tại không thể chối cãi. Chúng ta không thể thay toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế hiện tại bằng cách tuyển dụng những thiên thần chỉ biết cống hiến mà không cần quyền lợi từ thiên đàng xuống làm bác sĩ, y tá. Chúng ta cũng không thể thay toàn bộ những người bệnh hiện tại bằng nhóm các người bệnh khác “thấu hiểu và tôn trọng ngành y tế” hơn. Chúng ta chỉ có thể thay đổi cơ chế vận hành của nền y tế. Rõ ràng việc kỳ vọng về một nền y tế vừa rẻ vừa tốt là hoàn toàn chủ quan duy ý chí. Đã đến lúc phải trả cho lao động y tế giá trị thực của nó theo quy luật thị trường. Y tế cần có sự đổi mới cơ chế giống như việc giao lại ruộng cho nông dân những năm 1986. Khi người bệnh thực sự là nguồn sống của
thầy Thuốc, họ sẽ trân quý người bệnh và nỗ lực đầu tư để nâng cao trình độ. Khi viện phí đủ đảm bảo được việc trả lương thỏa đáng, đủ để đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ các bệnh viện sẽ đầu tư nhân lực và hạ tầng để cạnh tranh thu hút người bệnh. Khi người dân chi trả đúng giá họ có quyền nhận về dịch vụ y tế tương xứng với đồng tiền mình bỏ ra. Họ có quyền tự do lựa chọn
thầy Thuốc, cơ sở điều trị cho mình. Việc khám chữa bệnh thực sự là giao dịch dân sự trên cơ sở đôi bên bình đẳng và tự nguyện và giải quyết các mâu thuẫn xảy ra theo luật sẽ không còn tình trạng người dân giải quyết bức xúc bằng nắm đấm, lưỡi dao như hiện nay.
Để đảm bảo định hướng Xã hội chủ nghĩa, chúng ta vẫn phải đảm bảo sức khỏe cho người nghèo. Hiện tại nhà nước cấp kinh phí để y tế công lập chữa bệnh với mức giá thấp do nhà nước quy định. Vậy khi đưa giá viện phí theo quy luật thị trường nhà nước hoàn toàn có thể ngừng việc hỗ trợ bệnh nhân nghèo thông qua ngân sách cấp cho các bệnh viện mà dùng nguồn kinh phí đó để trợ cấp trực tiếp cho người nghèo bị bệnh hoặc chỉ duy trì một số nhỏ bệnh viện từ thiện và ở đó người bệnh chấp nhận chất lượng chuyên môn và phục vụ tương xứng với mức đầu tư của nhà nước.
ThS.BS. Nguyễn Trung Cấp