Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

10 thực phẩm có sẵn trong vườn giúp bà bầu lợi sữa

Trong thời kỳ cho con bú thì việc lựa chọn thức ăn dinh dưỡng để vừa tăng cường sữa cho con vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ là điều rất quan trọng.
1. Hạt bí đỏ

Hạt bí đỏ phơi khô, tách bỏ vỏ và lấy nhân giã nát để dành uống khi thấy đói. Ngày uống 2 lần vào sáng và tối, liều lượng tầm 15-20g/lần uống, mẹ nên kiên trì uống liên tục từ 3-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.



Ảnh minh họa.

2. Rau đay

Ngay sau tuần đầu tiên sau sinh, mẹ có thể ăn hằng ngày 150-200gr loại rau này bằng cách luộc, nấu canh...; các tuần tiếp theo thì ăn hai lần/ tuần thì lượng sữa sẽ tăng lên đồng thời chất béo trong sữa cũng nhiều hơn.

3. Rau khoai lang

Rau khoa lang hay còn gọi là rau lang rất dễ mua ngoài chợ hoặc tự trồng, rau này luộc hoặc xào hàng ngày sẽ giúp mẹ nhuận tràng và lợi sữa.

4. Rau ngót và rau má

Lá rau ngót chứa nhóm vitamin A, B, C, canxi... Ăn rau ngót hàng ngày sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Có thể nấu canh hoặc giã lấy nước uống. Rau má có nhiều công dụng như nhiều sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hảo, trẻ lâu. Mẹ có thể hãm rau má khô để uống thay nước hàng ngày hay dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn...

5. Trái cây như cam, việt quất, cà chua

Sau khi sinh, mẹ cần bổ quả việt quất vì nó chứa nhiều chất chống oxi hóa, chất ngừa ung thư và lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp da luôn tươi sáng, tăng cường sinh lực cho cơ thể.

6. Cây đinh lăng lá nhỏ

Lá đinh lăng tươi nấu với cá đồng hoặc thịt nạc giúp tăng dinh dưỡng và tăng lượng sữa; Rễ đinh lăng lâu năm (40 gram) nấu với 6 - 8 gram gừng tươi trị tắc tia sữa.

7. Uống nước lá mít

Bài thuốc này được dân gian truyền lại. bà bầu nên sử dụng lá mít non, đặc biệt là ngọn mít hoặc quả mít mới ra, còn nhỏ.

8. Rau diếp

Rau diếp có thể kích thích sữa về cho những mẹ không có sữa sau sinh. Trong thành phần rau diếp cũng rất giàu các khoáng tố như sắt, canxi, photpho… rất có lợi cho sự phát triển của bé nếu hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng từ mẹ.

9. Măng tây

Trong thời kỳ mang thai, các thai phụ thường được khuyên dùng loại thực phẩm này thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển của bé. đặc biệt, măng tây nấu canh hoặc súp sẽ giúp các bà mẹ lợi sữa.

Măng tây.

10. Rau mùi

Hạt từ rau mùi phơi khô có thể nấu cháo hoặc pha với nước đem cho sản phụ dùng để kích thích sữa về. Bài thuốc thường cụ thể gồm: 12g hạt mùi, 30g gạo nếp lức đem nấu cháo và ăn nóng. Hoặc dùng 6g hạt mùi cho vào 100ml nước, đem đun sôi tầm 15 phút và chia ra uống trong ngày sẽ thấy sữa về rất dồi dào.

Theo Nguyễn Mai/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.kinhtedothi.vn/khoe-dep/10-thuc-pham-co-san-trong-vuon-giup-ba-bau-loi-sua-4064.html

Theo Nguyễn Mai/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/10-thuc-pham-co-san-trong-vuon-giup-ba-bau-loi-sua/20230131094138915)

Chủ đề liên quan:

bà bầu con bú lợi sữa thực phẩm

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY