Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thay đổi tùy vào nguồn ô nhiễm, và tùy theo bạn có mất nước hoặc có hạ huyết áp hay không.

Nhìn chung triệu chứng thường bao gồm:

    Tiêu chảy
Khi bị mất nước nặng, bạn có thể cảm thấy:

    Chóng mặt hoặc muốn xỉu, đặc biệt khi đứng dậy
Khả năng ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, số lượng ăn vào, tuổi tác và sức khỏe của bạn.
Nhóm có nguy cơ cao bao gồm:

    Người lớn tuổi . Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch không còn đáp ứng với nhiễm trùng một cách nhanh chóng và hiệu quả như khi còn trẻ.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ . Hệ thống miễn dịch của trẻ em chưa phát triển đầy đủ.
  • Người có bệnh mạn tính . Việc mắc bệnh mạn tính, như bệnh tiểu đường hoặc AIDS, hoặc đang được hóa trị hay xạ trị ung thư sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch của bạn.
Việc cần làm khi bạn ngộ độc thực phẩm">bị ngộ độc thực phẩm:

    Nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng
ngộ độc thực phẩm thường tự cải thiện trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu bệnh kéo dài hơn hai hoặc ba ngày hoặc nếu bạn đi tiêu có máu.

Gọi 115 hoặc gọi trợ giúp y tế khẩn cấp nếu:

    Bạn có các triệu chứng nghiêm trọng , ví dụ như bệnh tiến triển từ đi tiêu phân nước sang đi tiêu đầy máu trong vòng 24 giờ.
  • Bạn thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Bạn nghi ngờ bị ngộ độc botulin (botulism poisoning) . Ngộ độc botulin là một loại ngộ độc thực phẩm có khả năng gây Tu vong. Độc tố botulin thường được tìm thấy trong thực phẩm đóng hộp, đặc biệt là đậu xanh và cà chua. Triệu chứng của ngộ độc thường bắt đầu từ 12 đến 36 giờ sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, có thể bao gồm đau đầu, hoa mắt, yếu cơ và cuối cùng là liệt. Một số người còn biểu hiện buồn nôn và nôn ói, táo bón, bí tiểu, khó thở, và khô miệng. Những triệu chứng này đòi hỏi chăm sóc y tế ngay lập tức.
Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-food-borne-illness/basics/ART-20056689

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-khi-bi-ngo-doc-thuc-pham-414.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY