Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Bị động vật cắn Sơ cứu vết động vật cắn

Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.

sơ cứu vết động vật cắn

Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau:

    Đối với vết thương nhẹ, nông : Những vết cắn làm rách da không đáng kể và không có nguy cơ bệnh dại được xem là vết thương nhẹ. Hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước. Bôi kem kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn và băng vết thương lại bằng một miếng băng sạch.
  • Đối với vết thương nặng, sâu : Nếu vết cắn xuyên sâu qua da hoặc da bị rách nặng và chảy máu, hãy dùng một miếng gạc khô và sạch đè nhẹ lên vết thương để cầm máu rồi sau đó đến gặp bác sĩ.
  • Đối với nhiễm trùng . Nếu bạn thấy những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, đau hoặc rỉ dịch, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu nghi ngờ bệnh dại : Nếu bạn nghi ngờ con vật cắn có mang virus dại - bao gồm các động vật hoang dã, đặc biệt là dơi, hoặc vật nuôi chưa rõ về chủng ngừa - hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Lời khuyên của bác sĩ

Các bác sĩ khuyên rằng cần tiêm ngừa uốn ván định kì mỗi 10 năm. Nếu lần cuối bạn tiêm ngừa cách đây đã hơn 5 năm và vết thương của bạn sâu hoặc bẩn, bác sĩ có thể yêu cầu tiêm mũi tăng cường. Hãy đi tiêm mũi tăng cường càng sớm càng tốt sau khi bị thương.

Đa số các vết cắn do vật nuôi gây ra. Thường gặp chó cắn nhiều hơn mèo cắn. Tuy nhiên vết mèo cắn dễ bị nhiễm khuẩn hơn vì vết thương sâu và không thể rửa sạch hoàn toàn. Những vết cắn của vật nuôi chưa tiêm ngừa và động vật hoang dã đều tiềm ẩn nguy cơ bệnh dại. Bệnh dại thường gặp ở dơi, chồn hôi, gấu trúc Mỹ, cáo hơn là ở chó và mèo. Thỏ, sóc và một số loài gặm nhấm khác hiếm khi mang virus dại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) khuyến cáo rằng trẻ em hoặc người lớn có tiếp xúc với dơi, hoặc những người đang ngủ và phát hiện sự có mặt của dơi cần tìm đến trợ giúp y tế, ngay cả khi nếu họ không nghĩ rằng mình đã bị cắn. Đó là vì vết dơi cắn rất khó nhận biết bằng mắt.

Xem thêm bài viết

    Bị chó/mèo cắn
Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-animal-bites/basics/ART-20056591

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-dong-vat-can-so-cuu-vet-dong-vat-can-437.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 8- 8, Tổ chức Động vật Châu Á và Tổ chức Thay đổi vì Động vật đã tặng Vườn thú Hà Nội công trình hàng rào điện cho khu chăm sóc voi.
  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY