Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Tìm hiểu về nguyên nhân Trầy giác mạc

Trầy giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.

Trầy giác mạc là gì?

Giác mạc là một cấu trúc trong suốt nằm ngay trước phần tròng đen của mắt. Nó có vai trò bảo vệ mắt và giúp hội tụ ánh sáng. Trầy giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.

nguyên nhân gây trầy giác mạc?

Trầy giác mạc xảy ra khi có vật gì đó rơi vào trong mắt, chẳng hạn như cát, bụi, chất bẩn, mạt gỗ hoặc mạt kim loại. Giác mạc còn có thể bị trầy xước do móng tay, cành cây, hoặc kính áp tròng khô, bẩn. Dụi mắt mạnh cũng là một nguyên nhân gây trầy giác mạc.

Đối với một số người có lớp ngoài cùng của giác mạc yếu thì họ có thể bị trầy giác mạc mà không có nguyên nhân rõ ràng nào cả.

Làm sao để nhận ra mình bị trầy giác mạc?

Giác mạc rất nhạy cảm, do đó trầy giác mạc thường sẽ gây cho bạn cảm giác khá đau đớn. Nó tạo cảm giác như có hạt cát hoặc hạt sạn ở trong mắt. Khi đó mắt bạn có thể sẽ đỏ, mờ, hoặc chảy nước mắt. Bạn sẽ cảm giác rằng đến ánh sáng cũng làm đau mắt bạn. Một số người còn có triệu chứng nhức đầu khi bị trầy giác mạc.

Cần làm gì nếu có vật lạ rơi vào mắt?

Khi bạn nghĩ có vật gì đó vừa rơi vào mắt mình thì trước tiên bạn cần xối rửa mắt với nước sạch hoặc dung dịch nước muối. Nơi làm việc của bạn có thể sẽ có chỗ để bạn rửa mắt. Đôi khi, chớp mắt hoặc lật mi mắt trên cũng có thể giúp lấy đi một phần vật lạ nằm dưới mi mắt. Tránh dụi mắt. Nếu bạn hoặc người xung quanh nhìn thấy có vật lạ nằm trên phần tròng trắng của mắt thì hãy dùng khăn giấy mềm hoặc que tăm bông khều nó ra một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đối với vật lạ nằm ngay trên giác mạc (trước phần tròng đen của mắt) thì bạn đừng đụng đến nó vì động tác lấy ra của mình có thể sẽ làm tổn thương giác mạc trầm trọng hơn. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn không thể tự lấy được vật lạ ra khỏi mắt hoặc trong trường hợp bạn biết có vật lạ trong mắt mà không xác định chính xác được.

Bác sĩ sẽ xử trí vết trầy giác mạc như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám mắt để đánh giá tổn thương và tìm xem còn có vật lạ nào nằm dưới mi mắt của bạn không. Một loại Thu*c nhuộm màu vàng cam sẽ được phết lên mắt bạn để giúp bác sĩ nhìn thấy được vết trầy. Sau đó bạn có thể được kê toa Thu*c nhỏ mắt hoặc Thu*c mỡ tra mắt. Phần lớn những vết trầy nhỏ sẽ lành trong vòng 1- 3 ngày. Bạn có thể sẽ cần phải quay lại tái khám vào ngay ngày hôm sau.

Nếu tôi đang sử dụng kính áp tròng thì sao?

Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng, bạn cần đặc biệt thận trọng vì bạn có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn những người khác. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên ngưng đeo kính áp tròng vài ngày, đặc biệt là khi vết trầy giác mạc đang được điều trị với Thu*c nhỏ mắt.

Làm cách nào để tránh bị trầy giác mạc?

Hãy áp dụng những cách dưới đây:

    Đeo kính bảo hộ khi bạn ở gần các loại máy móc có chức năng tạo ra các mảnh vụn gỗ, kim loại hoặc chất liệu khác bay trong không khí (như máy cưa gỗ hoặc bình xịt cát nén)

Tài liệu tham khảo
http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/corneal-abrasions.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-ve-nguyen-nhan-tray-giac-mac-442.html)

Tin cùng nội dung

  • Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế, nhận định, hầu hết các trường hợp, bị viêm loét giác mạc và bị mù tại thị xã Vĩnh Châu, có thể dự phòng và điều trị được.
  • Các loại nước lau sàn có tính chất tẩy mạnh nên khi bắn vào mắt sẽ gây tình trạng bỏng hóa chất kết giác mạc.
  • Hiện tượng chảy nước mắt thường xuyên mà dân gian thường gọi là chảy nước mắt sống gây cảm giác rất khó chịu và lo lắng cho nhiều người...
  • Giác mạc chắc hẳn là một trong những bộ phận kỳ lạ nhất của cơ thể vì nó hoàn toàn không có mạch máu.
  • Nước mắt bắt nguồn từ các tuyến lệ đạo, được hình thành với một lớp bên ngoài của dầu để ngăn chặn sự bốc hơi, với một lớp nước trung mang chất dinh dưỡng và muối vào giác mạc.
  • Đối với các bệnh nhiễm khuẩn ở da, niêm mạc, mắt… một trong những kháng sinh có thể được sử dụng là polymyxin B.
  • Thuốc điều trị mắt chứa corticoid đem lại lợi ích trong điều trị nhưng cũng dễ gây ra tai biến nếu dùng không đúng chỉ định, không đúng liều kéo dài.
  • Rất nhiều loại Thuốc có thể gây ra các tổn thương cho mắt ở những mức độ khác nhau, các tổn thương này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc là biểu hiện của một hội chứng lớn.
  • Giác mạc mỏng là phẩn dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
  • Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc - cửa sổ bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY