Bạn nên biết hôm nay

Làm gì khi bị hóa chất bắn vào mắt?

Các loại nước lau sàn có tính chất tẩy mạnh nên khi bắn vào mắt sẽ gây tình trạng bỏng hóa chất kết giác mạc.
Mấy ngày trước do sơ ý nên tôi bị nước lau nhà bắn vào mắt. Tôi đã nhỏ nước muối S*nh l* ngay sau đó nhưng vẫn thấy mắt đỏ và cộm lên. Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Lê Thị Lý (Đồng Tháp)

Các loại nước lau sàn có tính chất tẩy mạnh nên khi bắn vào mắt sẽ gây tình trạng bỏng hóa chất kết giác mạc. Tùy theo độ đậm đặc của dung dịch mà sẽ gây bỏng ở các mức độ khác nhau. Nếu là dung dịch tẩy thông thường đã pha loãng thì chỉ gây bỏng nhẹ. Và sau khi bị bắn vào mắt chỉ cần rửa kỹ bằng nước sạch hoặc nước muối S*nh l*.

Tuy nhiên, trường hợp bị bắn vào mắt các loại dung dịch đậm đặc hoặc các loại chất tẩy mạnh mặc dù đã pha loãng sẽ có thể gây tình trạng bỏng nặng hơn. Khi đó, ngoài việc tự rửa kỹ bằng nước sạch, cần có sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đảm bảo mắt của mình đã được rửa sạch hoàn toàn. Và tùy theo mức độ tổn thương các tổ chức trên mắt lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, vị trí tổn thương cũng quyết định mức độ nặng nhẹ của bệnh (tổn thương giác mạc thường sẽ nặng hơn các tổn thương kết mạc).

Hiện tại chị vẫn thấy cộm và đỏ mắt, nghĩa là tổn thương chưa lành nên tuyệt đối không nên dụi mắt, tra các loại Thu*c không rõ thành phần vào mắt mà nên rửa kỹ lại bằng nước muối S*nh l* và đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt.

Bác sĩ Hồng Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-gi-khi-bi-hoa-chat-ban-vao-mat-20215.html)

Tin cùng nội dung

  • Rất nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật đục thủy tinh thể không biết cách chăm sóc thế nào để giữ mắt sáng, tới khi có những biến đổi khó chịu (mi mắt bị phù, xuất huyết trên lòng trắng, mắt cộm và chói, lòng đen có đám phù đục…) mới quay trở lại viện khiến việc điều trị kéo dài, tốn kém.
  • Việc dùng các loại hóa chất để bảo quản thực phẩm sẽ có những ưu điểm nhất định như: lưu giữ thực phẩm tươi lâu, giúp cho việc kinh doanh trở nên dễ dàng và thu lại được nhiều lợi nhuận...
  • Trước tình trạng sử dụng bừa bãi hóa chất để làm trái cây chín đều, mẫu mã đẹp nhằm bán được giá cao khi đưa ra thị trường, rất nhiều “thượng đế” đã phải than trời rằng mình đang bị đầu độc bằng đủ hình thức, rằng ăn cũng ch*t mà không ăn cũng ch*t.
  • Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • Giác mạc mỏng là phẩn dễ bị tổn thương nhất ở vùng mắt. Chỉ cần tiếp xúc với bụi, đất, cát thậm chí mép một tờ giấy có thể gây trầy xước hoặc rách giác mạc.
  • Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Một khi bị bỏng do hóa chất, bạn cần được điều trị ngay lập tức.
  • Trầy giác mạc là khi giác mạc bị một vết xước hoặc vết cắt trúng lên nó.
  • Những tổn thương phổ biến nhất ở mắt thường liên quan đến giác mạc - cửa sổ bảo vệ trong suốt nằm ở phía trước của mắt. Việc tiếp xúc với bụi bẩn, cát, mùn cưa, các mảnh kim loại nhỏ, thậm chí là các cạnh giấy cũng có thể gây xước hoặc rách giác mạc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY