Sơ cấp cứu hôm nay

Xử lý khi trẻ uống nhầm Thuốc, hóa chất

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng Khoa Nhi (BV Bạch Mai), việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Tháng nào cũng có trẻ nhập viện vì uống nhầm hóa chất

Cháu P.P.T 3 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội được gia đình đưa vào Khoa Nhi (BV Bạch Mai) chiều 9/10 trong tình trạng nôn, ho liên tục, miệng nồng nặc mùi dầu hỏa vì đã uống một lượng lớn dầu hỏa vào bụng và có dấu hiệu viêm phổi.

Theo người nhà, nguyên nhân là trong khi cháu tự chơi một mình, bố mẹ không để ý nên cháu đã tự tay lấy chai lavie trong đó đựng dầu hỏa uống. Tại Khoa, các bác sĩ đã theo dõi, truyền dịch vì bé rất dễ bị hội chứng viêm phổi sau 24-48 giờ uống phải hóa chất.

Trước đó không lâu, bé N.T.M (Nam Định) nhập viện trong tình trạng ói mửa, lừ đừ do uống nhầm Thuốc diệt cỏ. Các bác sĩ cho rửa dạ dày để loại bỏ độc chất, cho uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn lại trong đường tiêu hóa, điều trị hỗ trợ bù nước điện giải… Được biết, do cha mẹ vô ý để chai Thuốc diệt cỏ đựng trong chai trà xanh ngay góc tủ nên bé lấy uống.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, hầu như tháng nào Khoa cũng tiếp nhận vài trẻ cấp cứu vì uống nhầm hóa chất, Thuốc tại nhà. Các hóa chất trẻ uống nhầm phổ biến là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ...

Nguyên nhân chủ yếu do sự bất cẩn của cha mẹ để các dung dịch này vào các chai nước như: Chai nước suối, chai nước ngọt, trà xanh… ở những nơi dễ thấy. Khi chạy chơi về bị khát, trẻ tưởng đó là nước lọc uống ừng ực nên lượng hóa chất nuốt vào thường nhiều.

"Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như: Ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do bé đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Những hóa chất thuộc nhóm bay hơi như xăng dầu, acetone... khi uống phải sẽ gây nên tình trạng hít vào phổi gây suy hô hấp cấp tính, tổn thương phổi rất nặng. Thậm chí đã có trường hợp Tu vong đáng tiếc", PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay.

Theo các bác sĩ nhi khoa, đáng lo ngại là việc trẻ bị ngộ độc do uống nhầm Thuốc trừ sâu, Thuốc diệt cỏ paraquat. Loại Thuốc trừ cỏ cực độc, khi uống sẽ gây triệu chứng nôn mửa, đau bụng, gây tụt huyết, trụy tim mạch hoặc co giật hôn mê. Những hóa chất này chỉ cần uống một lượng nhỏ thì nguy cơ Tu vong rất cao nếu không được điều trị hỗ trợ kịp thời. Uống quá 40mg paraquat/kg (khoảng một thìa canh 15ml) dung dịch paraquat 20% thường gây Tu vong trong 1-5 ngày do suy đa phủ tạng hoặc do bỏng niêm mạc tiêu hóa. Do vậy, việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cách sơ cứu khi uống nhầm Thuốc hay hóa chất

PGS.TS Dũng cho biết, việc đầu tiên khi bắt gặp người uống nhầm Thuốc là cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác. Bởi vì khi gặp trường hợp trên mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, để lại di chứng hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Cần tìm hiểu xem người bệnh đã uống nhầm loại gì, với lượng bao nhiêu. Bởi từng loại Thuốc, hóa chất sẽ gây nên biểu hiện lâm sàng và cách xử trí khác nhau:

* Khi trẻ uống nhầm axít, xăng dầu, chất tẩy rửa:

Với các hóa chất bay hơi, dung dịch tẩy rửa gây ăn mòn mạnh như: Axit, bazơ hoặc xăng dầu… người lớn không được gây nôn cho trẻ. Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải cho trẻ nôn ra hết sẽ hết độc nhưng đây là quan niệm sai lầm. Nếu gây nôn, khi hóa chất được đưa ra ngoài cũng là lúc hơi hóa chất có cơ hội tràn vào khí quản lần nữa làm tăng mức độ ngộ độc, gây bỏng thực quản. Trẻ dễ bị viêm phổi là do hơi của các hóa chất này xâm nhập đường hô hấp.

Trước khi tới viện, có thể cho trẻ uống vài ngụm nước lọc nếu hóa chất gây bỏng rát trong cổ họng. Cho trẻ uống từ từ nhằm tránh sặc nước khiến tình hình nghiêm trọng hơn.

* Khi uống nhầm Thuốc diệt cỏ:

Cần nhanh chóng gây nôn cho trẻ càng sớm càng tốt. Trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách móc họng cho bệnh nhân. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 10-15ml ở trẻ em, 30ml ở người lớn để gây nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Hoặc đặt người bệnh nằm nghiêng tránh chất nôn, dịch tiết hay nước chảy vào khí quản gây tắc thở.

Sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các Thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể: Than hoạt tính 1g/kg/lần pha nước cho bệnh nhân uống; hoặc uống đất sét hấp phụ rất tốt paraquat. Sau đó khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

* Nếu ngộ độc do uống nhầm Thuốc:

Khi biết con bị ngộ độc Thuốc cần giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng để các chất trong dạ dày không trào lên thực quản. Không đặt trẻ ở tư thế nằm. Nếu đang còn tỉnh, bất kể là đã uống nhầm loại gì cũng cần nhanh chóng gây nôn bằng cách móc họng. Đồng thời, cho trẻ uống nhiều nước ấm rồi lại tiếp tục móc họng gây nôn nhằm rửa sạch dạ dày, giải độc ra khỏi cơ thể, giảm bớt tác hại của Thuốc hay hóa chất. Trong trường hợp bé hôn mê, co giật thì không nên gây nôn.

Sau sơ cứu ban đầu cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện ngay để được các bác sĩ tiếp tục cấp cứu, giải độc. Mang theo vỏ loại Thuốc hoặc chai hóa chất mà người bệnh đã uống nhầm để các bác sĩ có hướng xử lý kịp thời và chính xác. Để phòng tránh hậu quả của việc uống nhầm hóa chất cần:
-Để các loại Thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Tốt nhất là để ở những hộp riêng, có khóa, không để trẻ em lấy được.
-Không nên đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống như lavie, vital… nhằm tránh các nhầm lẫn có thể xảy ra. Các chai, lọ đựng hóa chất nên dán chú thích rõ ràng, đặt xa tầm tay trẻ em.
-Nên tránh tái sử dụng những chai nhựa màu, vỏ đục, khó quan sát màu sắc của chất bên trong để đựng hóa chất.
-Không đựng các đồ uống vào các chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất.
-Không để chung Thuốc uống với những Thuốc khử khuẩn, dùng ngoài.

Mangyte.vn
Theo Hà My - Gia đình và Xã hội
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xu-ly-khi-tre-uong-nham-thuoc-hoa-chat-2521.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY