Sơ cấp cứu hôm nay

Nguy hiểm khi sơ cứu bỏng không đúng cách

Nhúng chỗ bỏng vào xô đá, bôi kem đánh răng, nước mắm, lòng trắng trứng lên chỗ bị bỏng… không những không làm vết bỏng đỡ đau mà còn gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm khác.
Bỏng kép Chị Hồ Thủy (quận Bình Tân, TPHCM) có cậu con trai nhỏ bị bỏng nước sôi. Chị vội nhúng chân cháu vào xô đựng đầy đá. Khi đưa đến viện, tình trạng của cháu đã nghiêm trọng hơn do bị bỏng kép.

Theo các bác sĩ, cơ thể bình thường ở nhiệt độ 370C, khi bị bỏng, vùng tổn thương đã bị mất nhiệt, cộng thêm việc bị chườm đá lạnh, sự mất nhiệt lại tăng thêm.

Các tinh thể đá đã làm đông cứng tế bào, gây tổn thương nếu chườm, ướp đá quá 30 phút. Mức độ tổn thương do bỏng lạnh không nhìn thấy, nhưng sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Bác sĩ khi xử trí vết bỏng cũng không phân biệt được bỏng lạnh mới hay bỏng cũ. Loại hoại tử này không diễn biến mạnh nhưng khiến khả năng bảo tồn khi điều trị vết bỏng khó khăn, thậm chí phải cắt cụt.

Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên ngành bỏng khẳng định kem đánh răng hay vôi bột đều là các hóa chất chứa kiềm, khi gặp môi trường thuận lợi như các vết thương bỏng, sẽ xâm nhập và gây nên biến chứng khác. Ngoài việc bỏng nhiệt, bệnh nhân còn có khả năng bị thêm bỏng kiềm, gây nguy hiểm.Nhiều người cũng hay áp dụng bôi kem đánh răng lên vết bỏng vì cho rằng kem đánh răng sẽ giúp giảm nhiệt. Ngoài ra, một số người thiếu hiểu biết và chưa kiểm chứng thông tin đã vội tự ý thực hiện cách rắc vôi bột chữa bỏng.

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen dùng mỡ trăn, dầu cá, lòng trắng trứng, nước mắm… bôi ngay vào vết thương bỏng. Theo các bác sĩ, việc bôi những chất này rất dễ khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn, vết thương nguy hiểm hơn, thậm chí sốc bỏng.

sơ cứu bỏng như thế nào cho đúng?

Với những trường hợp bỏng do nước sôi, lửa, hóa chất, cách xử lý tốt nhất, hiệu quả nhất vẫn là việc ngâm, rửa vết bỏng vào nước lạnh sạch. Việc ngâm rửa càng sớm càng tốt, thời gian ngâm rửa khoảng 15-20 phút.

Sau khi ngâm rửa, nên sử dụng băng vải sạch để băng ép nhẹ vùng bị bỏng rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Không nên bôi bất cứ thứ gì theo kinh nghiệm lên vết bỏng lúc đó vì sẽ làm bệnh nhân thêm đau đớn hoặc nhiễm khuẩn.

Mọi cố gắng để tìm được các loại Thu*c bôi tại chỗ đều không phải là cách tốt nhất vì sẽ làm mất đi cơ hội (trong 30 phút đầu) và chưa cần thiết.

Không nên tự ý dùng các Thu*c điều trị vết bỏng khi chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chất của vết bỏng nông hay sâu. Càng không có một loại Thu*c nào giúp tránh được sẹo bỏng.

Có sẹo hay không có sẹo, sẹo tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều yếu tố mà trước hết có tính chất quyết định đó là tính chất bỏng nông hay sâu, sau đó là các yếu tố liên quan đến cơ địa, điều trị và chăm sóc sau khi khỏi... Tất cả những quảng cáo nói rằng Thu*c làm vết bỏng không có sẹo đều không có căn cứ khoa học.

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh, người già bị bỏng vào mùa đông, cần giữ ấm vùng không bị bỏng; hoặc dùng khăn ẩm đắp lên vết thương trong vòng 30 phút.

Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng; không bôi thoa các chất, hóa chất, Thu*c… vào vết thương khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ; không lấy dị vật còn dính lại trên vết bỏng, thậm chí không được cởi bỏ quần áo dễ lột hết da của bệnh nhân. Sau đó đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế.

Theo B.Yên - Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-hiem-khi-so-cuu-bong-khong-dung-cach-2608.html)
Từ khóa: sơ cứu bỏng

Chủ đề liên quan:

bỏng sơ cứu bỏng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY