Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Sơ cứu bỏng chất hoá học

Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.

Nếu bỏng hóa chất ở da, hãy làm theo các bước sau:

    Loại bỏ hóa chất gây bỏng: Phủi sạch hóa chất khô còn dính trên da, sau đó rửa sạch da dưới vòi nước mát đang chảy trong 10 đến 20 phút hoặc lâu hơn.
  • Cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức bị dính hóa chất.
  • Quấn nhẹ vùng bị bỏng bằng vải khô vô trùng (nếu có) hoặc bằng miếng vải sạch.
  • Rửa lại vùng bị bỏng thêm nhiều phút nếu nạn nhân vẫn bị bỏng nhiều hơn sau lần rửa ban đầu.
  • Dùng Thu*c giảm đau nếu cần. Bao gồm aspirin, ibuprofen, naproxen hay acetaminophen. Cẩn thận khi sử dụng aspirin cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù aspirin được chấp thuận cho sử dụng ở trẻ trên 2 tuổi, đừng bao giờ dùng aspirin cho trẻ em và thanh thiếu niên vừa mới bệnh thủy đậu hoặc có triệu chứng giống như cúm. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy băn khoăn.

Tiêm phòng uốn ván. Tất cả vết bỏng đều dễ bị uốn ván. Cần chủng ngừa uốn ván mỗi 10 năm một lần. Nếu mũi chích cuối cùng của bạn cách đây đã quá 5 năm, khi bị bỏng hãy chích nhắc lại 1 mũi uốn ván.

Những vết bỏng nhỏ thường lành mà không cần điều trị gì thêm.

Hãy gọi cho đội cấp cứu nếu:

    Nạn nhân có dấu hiệu sốc, như ngất xỉu, da nhợt nhạt hoặc khó thở

Nếu bạn không rõ hóa chất đó độc hay không, hãy gọi cho trung tâm kiểm soát chất độc. Nếu bạn gọi cho đội cấp cứu, nhớ cầm theo lọ hóa chất hoặc các nhãn mác giấy tờ liên quan để xác định chúng.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-chemical-burns/basics/ART-20056667

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-bong-chat-hoa-hoc-411.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY