Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sơ cứu bỏng đúng cách: Trước khi thực hiện, chuyên gia khuyến cáo 1 NÊN, 1 TRÁNH để nhanh lành, bớt đau, không sẹo xấu

Trước khi tiến hành sơ cứu bỏng, chuyên gia nhận định cần làm một điều và tránh làm một điều sau thì hiệu quả sơ cứu mới đạt tối đa.

Bỏng là T*i n*n rất thường xuyên gặp phải vào dịp nghỉ Tết. Bạn có thể bị bỏng nước sôi, bỏng do dầu mỡ bắn trong quá trình xào nấu, chiên rán đồ ăn. Trong những ngày nghỉ lễ này, mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ vô cùng bận rộn với việc bếp núc nên T*i n*n bỏng rất dễ xảy ra. Nhằm hướng dẫn chị em xử lý bỏng tốt nhất lại không lo sẹo xấu, ảnh hưởng nhan sắc, chuyên gia chỉ ra một điều CẦN, một điều TRÁNH trước khi sơ cứu bỏng.

CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng

CẦN ngâm nước lạnh tối thiểu 15 phút ngay khi vừa bị bỏng.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, khi bị bỏng nước sôi hay dầu mỡ nóng bắn vào, nạn nhân cần được ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát tối thiểu 15 phút và tối đa 30 phút.

Chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh không được ngâm vùng bị bỏng vào nước đá vì tình trạng lạnh đột ngột có thể khiến nạn nhân bị co mạch, có thể bị bỏng lạnh. đây là cách sơ cứu bỏng sai lầm mà rất nhiều người mắc phải.

TRÁNH bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi sơ cứu bỏng

Nhiều người có thói quen bôi kem đánh răng hoặc nước mắm khi bị bỏng vì cho rằng cho rằng điều này giúp làm dịu vết thương. tuy nhiên, chuyên gia nhận định điều này hết sức sai lầm. thói quen sơ cứu bỏng sai lầm này có thể khiến bạn bị nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng thêm nặng nề.

Vậy, sơ cứu bỏng đúng cách được thực hiện thế nào?

Theo pgs.ts nguyễn tiến dũng, việc xác định mức độ vết bỏng để điều trị kịp thời vô cùng quan trọng. trước đó, bạn cần phải nắm rõ các kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách. điều này vô cùng quan trọng, giúp vết bỏng đỡ bị bỏng rát, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa những vết sẹo xấu.

Bỏng có 3 mức độ khác nhau. Ở mức độ 1, nạn nhân bị đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày. Ở mức độ 2, vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da. Ở mức độ 3 cũng là mức độ nặng nhất, bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc chát xém. Vết bỏng có thể đau rất ít, thậm chí không đau do dây thần kinh và mô da bị tổn thương.

Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng. Sơ cứu đúng cách theo từng mức độ bỏng được thực hiện như sau:

Để sơ cứu đúng cần căn cứ vào từng mức độ bỏng.

Bỏng ở mức độ 1

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, Thu*c mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm Thu*c giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở mức độ 2

- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa Thu*c mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng, thay băng mỗi ngày một lần. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

- Kiểm tra vết bỏng hàng ngày xem có xuất hiện những dấu hiệu như sưng đau, đỏ hơn không. Không lột da từ vết bỏng để tránh nhiễm trùng, không gãi.

- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Sử dụng kem chống nắng trước khi ra bên ngoài vì vết bỏng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời trong vòng 1 năm.

Bỏng ở mức độ 3

- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại Thu*c nào bôi lên vết bỏng.

- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

lưu ý: hướng dẫn sơ cứu bỏng áp dụng với các trường hợp bỏng do nước sôi, dầu mỡ nón bắn vào. không dành cho đối tượng bị bỏng điện, bỏng hóa chất. với những trường hợp bị bỏng điện, bỏng hóa chất thì cần đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới các bộ phận trong cơ thể, gây nguy hiểm tính mạng. khuyến cáo người dân không được chủ quan, tự sơ cứu tại nhà, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/so-cuu-bong-dung-cach-truoc-khi-thuc-hien-chuyen-gia-khuyen-cao-1-nen-1-tranh-de-nhanh-lanh-bot-dau-khong-seo-xau-20210209151724619.chn)
Từ khóa: Sơ cứu bỏng

Chủ đề liên quan:

sơ cứu bỏng

Tin cùng nội dung

  • Khi bị bỏng do bất kỳ tác nhân nào, da là bộ phận thường bị tổn thương nhất, sau đó đến các lớp dưới da như cân, gân, cơ, xương, khớp, mạch máu, thần kinh, và một số cơ quan khác, như đường hô hấp, ống tiêu hóa, mắt, bộ phận Sinh d*c, vân vân.
  • Các bác sĩ bệnh viện Bỏng Quốc gia và bệnh viện Quân Y 103 mới cho biết, đã cứu sống cháu bé 31 tuần tuổi từ một thai phụ bị bỏng xăng nặng 98%. Đây là ca cứu sống trẻ trong bụng bệnh nhân bỏng nặng hiếm gặp.
  • Sau đây là 10 lời khuyên giúp trị bỏng tại nhà, với các nguyên liệu đơn giản như nước lạnh, mật ong, lô hội, khoai tây, trà đen, giấm hay hành tây.
  • Nhúng chỗ bỏng vào xô đá, bôi kem đánh răng, nước mắm, lòng trắng trứng lên chỗ bị bỏng… không những không làm vết bỏng đỡ đau mà còn gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm khác.
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi bị bỏng cần phải sơ cứu nhanh chóng và khẩn trương, tránh những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Tôi xin giới thiệu đến anh chị Cách sơ cứu bỏng hoá chất.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY