Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé trai bỏng xăng, bác sĩ dốc lòng cứu chữa, bố mẹ nhất quyết từ chối điều trị

Sở Y tế tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo đến Bộ Y tế, UBND tỉnh Kon Tum về trường hợp bé trai bỏng xăng nặng tại thôn Đăk Kang Pêng, Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum - dù được các bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng gia đình lại từ chối điều trị giữa chừng.

Theo Sở Y tế tỉnh Kon Tum: Trong thời gian gần đây, một số báo mạng có đăng thông tin về trường hợp người bệnh ở huyện Đăk Tô bị bỏng, mặc dù được các bác sĩ khuyên bảo, các nhà hảo tâm hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nhưng gia đình người bệnh cương quyết đưa người bệnh trở về gia đình, trong khi tình trạng của người bệnh chưa qua cơn nguy hiểm.

Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô tiếp cận, hỗ trợ gia đình người bệnh.

Cụ thể, từ 09 giờ 33 phút ngày 13/05/2019, Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô tiếp nhận trường hợp người bệnh bỏng tên là A Huyên, nam giới, sinh ngày 29/05/2010, dân tộc Xơ Đăng, trú tại thôn Đăk Kang Pêng, Xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Bệnh nhân bị đã lâu được điều trị và ghép da tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh sau đó gia đình đưa bệnh nhân về nhà trong tình trạng sức khỏe chưa ổn định. Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô đã cử bác sĩ, điều dưỡng và xe ô tô cấp cứu xuống tận nhà khám, chăm sóc, động viên người nhà đồng ý cho cháu vào viện để tiếp tục điều trị vết bỏng.

Bé Huyên sau khi được các bác sĩ đến nhà băng bó lại vết thương. Ảnh: Trần Hóa.

Hiện tại người bệnh đã nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô, qua thăm khám của bác sĩ dấu hiệu sinh tồn tương đối ổn định: Mạch: 80 lần/phút, nhiệt độ 38,7oC, nhịp thở 20 lần/phút, cân nặng 20 kg.

Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt, thể trạng gầy, da niêm mạc nhợt nhạt, bỏng toàn thân đã ghép da. Nhiều mảng da đã ghép ở phần lưng, ngực, bụng, 2 chi dưới nhiễm trùng, rỉ dịch thấm băng, có mùi hôi. Được bác sĩ chẩn đoán: Bỏng độ I, II diện tích trên 40% toàn thân và tứ chi đã ghép da.

Qua kết quả thăm khám, các bác sĩ đã chỉ định điều trị cho cháu: Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho người bệnh, sinh tố nâng cao thể trạng. Người bệnh được chăm sóc thay băng, rửa vết bỏng hàng ngày, phơi nắng buổi sáng. Bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn người nhà cách chăm sóc, chế độ ăn và vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân.

Trong thời gian tới, Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô sẽ tiếp tục theo dõi, điều trị, chăm sóc với điều kiện tốt nhất trong tình trạng chăm sóc người bệnh cấp I. Trường hợp bệnh diễn biến nặng, Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô báo cáo ngay về Sở Y tế để điều động Bệnh viện Đa khoa tỉnh hỗ trợ hoặc chuyển viện lên tuyến trên kịp thời.

Theo thông tin phản ánh, sau gần 4 tháng chữa trị miễn phí tại Bệnh viện Nhi đồng 1, vết bỏng bé Huyên đang hồi phục thì gia đình xin ra viện.

"Tôi không muốn tiếp tục điều trị cho con vì gần sinh em bé, không ai chăm cho cháu ở viện" - bà Y Húi - mẹ của bé Huyên giải thích.

A Huyên là con thứ hai trong gia đình. Cuối tháng 12/2018, trong lúc chơi đùa, bé bị bỏng xăng. Người nhà đưa Huyên đi cấp cứu, vì điều kiện khó khăn nên chỉ ở viện vài ngày rồi về.

20 ngày sau, cô giáo chủ nhiệm không thấy Huyên đến lớp nên đến nhà tìm hiểu. Biết hoàn cảnh đáng thương của em, cô giáo nhắn tin cho nhóm thiện nguyện ở huyện Đăk Tô nhờ giúp đỡ. Lúc này vết bỏng lở loét nhiều, nhóm thiện nguyện hỗ trợ gia đình đưa Huyên đến Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị.

Sau đó, gia đình yêu cầu được đưa Huyên về nhà. Bệnh viện đã nhiều lần khuyên ngăn, thuyết phục nhưng gia đình từ chối. Các bác sĩ trong nhóm thiện nguyện đã đến tận nhà chăm sóc vết thương cho Huyên và cho biết, nếu tiếp tục được điều trị kịp thời, vết bỏng sẽ lành hoàn toàn. Không điều trị tiếp thì vết thương sẽ nhanh chóng nhiễm trùng trở lại, nguy cơ Tu vong rất cao.

Các tình nguyện viên và bác sĩ thuyết phục gia đình đưa bé trở lại viện nhưng đều bất thành.

D.Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/con-bong-xang-bo-me-nhat-quyet-doi-ve-khong-chiu-chua-benh-n157496.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY