Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Điều trị thành công bé gái bị uốn ván nặng

(HNMO) - Bé gái sinh năm 2014 tại Sóc Trăng bị nhiễm uốn ván toàn thể, bệnh trở nặng do không được sơ cứu đúng cách. Qua 29 ngày điều trị tích cực, bé đã bình phục.

(hnmo) - ngày 3-2, bệnh viện chuyên khoa sản nhi sóc trăng thông tin về việc điều trị thành công trong 29 ngày cho bé gái sinh năm 2014 bị uốn ván nặng.

Theo đó, đầu tháng 1-2023, bệnh viện chuyên khoa sản nhi sóc trăng tiếp nhận từ y tế tuyến dưới bé gái t.t,n, sinh năm 2014, ngụ tại phường vĩnh phước, thị xã vĩnh châu, tỉnh sóc trăng trong tình trạng lơ mơ, gồng người, cứng hàm. bé có 1 vết thương 1x2 cm, sưng đỏ, loét ở mặt trước cẳng chân phải, 1 vết thương 2cm ở lòng bàn chân trái.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị uốn ván toàn thể, nên cấp cứu cho thở oxy ẩm qua cannula mũi 3l/p; kháng sinh; chống phù não; điều trị bằng huyết thanh uốn ván. do bé tiếp tục có biểu hiện nặng, các bác sĩ phải mở khí quản, cho bé thở máy, dùng thuốc an thần, giãn cơ...; tiên lượng nặng. 

Sau 17 ngày điều trị, tình trạng bệnh cải thiện, bé không còn gồng người. bệnh nhi được ngưng thuốc an thần, giãn cơ, tự thở. sau 29 ngày điều trị, bé được chuyển từ khoa cấp cứu sang khoa nhiễm nhi. hiện tại, bé tỉnh, ăn uống được, môi hồng/ khí trời, chi ấm, mạch rõ, tim đều, phổi không ran, bụng mềm, chỗ mở khí quản không rỉ dịch. dự kiến 1 tuần nữa, bé sẽ xuất viện.

Qua ca bệnh này, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh phải cảnh giác trước nguy cơ con trẻ có thể bị nhiễm uốn ván qua những vết thương hở, nhất là vết thương sâu, nhiễm đất bẩn, bụi bẩn, phân người hoặc gia súc, vết thương dập nát…

Việc xử lý ban đầu đối với các vết thương sâu bẩn cần phải thực hiện đúng cách: bên cạnh cầm máu, cần rửa vết thương bằng nước muối hoặc nước sạch, loại bỏ đất bẩn, mảnh vụn nếu có. với các vết thương nhiều ngóc ngách, chảy máu, dính nhiều đất, cát đòi hỏi cắt lọc, sử dụng oxy già, thường cần xử lý ở cơ sở y tế. vết thương do động vật cắn cần rửa lại bằng xà phòng. sau đó, có thể bôi các dung dịch sát khuẩn phù hợp và băng bó nhẹ nhàng bằng băng y tế vô khuẩn. 

Không nên băng kín nếu vết thương chưa được vệ sinh tốt vì vi trùng uốn ván có thể phát triển thuận lợi trong môi trường kỵ khí, băng bó kín. việc theo dõi, thay băng, kiểm tra vết thương hằng ngày cũng rất quan trọng. nếu vết thương có tình trạng mưng mủ nhiễm trùng, cần tháo bỏ băng, làm sạch, để hở, hoặc đến cơ sở y tế để can thiệp xử lý triệt để vết thương. tuyệt đối không dùng các phương pháp dân gian như đắp lá, rắc bột...

Bên cạnh chăm sóc vết thương, bác sĩ khuyến cáo cần tiêm dự phòng uốn ván đối với các vết thương dập nát, sâu bẩn, bao gồm tiêm huyết thanh ngừa uốn ván (sat) đối với những người chưa tiêm ngừa đầy đủ, hoặc thời gian trên 10 năm. sau đó, cần tiêm nhắc lại vắc xin uốn ván theo khuyến cáo của các đơn vị tiêm chủng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1054589/dieu-tri-thanh-cong-be-gai-bi-uon-van-nang)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY