Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Sơ cứu vết cắt, vết trầy xước và vết khâu da

Cách tốt nhất để làm sạch vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do cào xước) là sử dụng nước lạnh. Bạn có thể làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy hoặc đổ đầy nước lạnh vào bồn tắm và dùng ca xối nước lên vết thương.

Tôi nên làm sạch vết thương như thế nào?

Cách tốt nhất để làm sạch vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do cào xước) là sử dụng nước lạnh. Bạn có thể làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy hoặc đổ đầy nước lạnh vào bồn tắm và dùng ca xối nước lên vết thương.

Sử dụng xà phòng và khăn mềm để làm sạch vùng da xung quanh vết thương. Cố gắng giữ xà phòng không vấy vào vết thương vì xà phòng có thể gây kích ứng. Sử dụng nhíp đã được sát trùng trước bằng cồn để loại bỏ tất cả bụi bẩn còn dính lại trong vết thương sau khi rửa.

Bạn nên sử dụng thêm một dung dịch sát khuẩn khác mạnh hơn (như oxy già hoặc i-ốt), tuy nhiên cần lưu ý rằng những thứ này có thể kích thích vết thương. Hãy hỏi bác sĩ gia đình nếu bạn cảm thấy mình cần phải sử dụng thêm các loại dung dịch sát khuẩn khác ngoài nước sạch.

Những gì cần biết về chảy máu?

Chảy máu giúp làm sạch vết thương. Hầu hết các vết cắt hoặc vết xước nhỏ sẽ ngừng chảy máu trong một thời gian ngắn. Vết thương trên mặt, đầu hoặc miệng đôi khi sẽ bị chảy máu rất nhiều vì các khu vực này có rất nhiều mạch máu.

Để cầm máu, cần dùng vải sạch, khăn giấy hoặc gạc ép chặt trên vết cắt. Nếu máu thấm qua gạc hoặc vải bạn đang dùng để ép vết cắt, không được buông ra. Chỉ cần dùng thêm gạc hoặc vải chèn tiếp lên trên trong 20 đến 30 phút.

Nếu vết thương của bạn nằm trên cánh tay hoặc chân, nâng vết thương cao hơn ngực của bạn cũng sẽ giúp làm chậm chảy máu.

Tôi nên sử dụng băng vết thương?

Để thoáng vết thương sẽ giúp vết thương khô và mau lành. Nếu vết thương không nằm ở những vị trí dễ bị nhiễm bẩn hoặc thường xuyên cọ xát với quần áo, bạn không cần phải băng nó lại.

Nếu vết thương nằm ở vị trí dễ bị nhiễm bẩn (như bàn tay, bàn chân) hoặc bị kích ứng bởi quần áo (như đầu gối của bạn), bạn cần băng vết thương với băng dính (Band-Aid chẳng hạn) hoặc bằng gạc vô trùng và băng keo. Thay băng mỗi ngày để giữ cho vết thương sạch và khô.

Một số vết thương, chẳng hạn như các vết trầy xước trên một diện tích da rộng, cần được giữ ẩm và sạchđể giúp giảm sẹo và mau lành. Lọai băng thường được sử dụng cho trường hợp này được gọi là băng chống thấm hoặc bán thấm. Bạn có thể mua chúng trong các cửa hàng Thu*c mà không cần toa bác sĩ. Bác sĩ gia đình sẽ cho biết loại băng nào phù hợp với bạn.

Tôi có nên sử dụng Thu*c mỡ kháng sinh không?

Thu*c mỡ kháng sinh (một số tên thương hiệu: Neosporin, Ultramide) giúp lành vết thương bằng cách chống nhiễm trùng và giữ vết thương sạch và ẩm. Băng vết thương cũng có tác dụng khá tương tự. Nếu bạn có vết khâu, bác sĩ sẽ cho bạn biết có cần sử dụng Thu*c mỡ kháng sinh hay không. Hầu hết các vết cắt nhỏ và vết trầy xước sẽ lành tốt mà không cần Thu*c mỡ kháng sinh, tuy nhiên mỡ kháng sinh có thể giúp vết thương khép lại và giúp giảm sẹo.

Tôi nên làm gì về mày vết thương?

Không cần làm gì cả. Đóng mày là cách cơ thể tự băng vết thương. Chúng hình thành để bảo vệ vết thương khỏi bụi bẩn. Tốt nhất là để yên và không gỡ các mày vết thương. Chúng sẽ tự bong ra khi đủ thời gian.

Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?

Gọi bác sĩ nếu vết thương sâu, bạn không thể giữ các mép vết thương khít vào nhau hoặc nếu các mép vết thương nham nhở. Bác sĩ có thể khép vết thương bằng chỉ khâu da hoặc keo dán da. Những việc này có thể giúp làm giảm sẹo.

Bạn có thể tự mình khép vết đứt da nhỏ bằng băng keo đặc biệt, được gọi là băng bướm, hoặc bằng dải băng dán đặc biệt, chẳng hạn như Steri-Strips.

Gọi bác sĩ gia đình của bạn nếu rơi vào các trường hợp sau đây

    Vết thương nham nhở
  • 100 °F)

Làm thế nào để tôi chăm sóc các mũi khâu?

Thông thường, bạn có thể rửa vùng da đã được khâu sau 1-3 ngày. Rửa sạch bụi bẩn và lớp mày xung quanh các mũi khâu giúp giảm tạo sẹo. Nếu vết thương tiết dịch vàng trong, bạn có thể cần băng lại.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn rửa sạch vết thương bằng nước và băng lại trong 24 giờ đầu. Lưu ý rằng bạn phải làm khô vết thương sau khi rửa. Ngoài ra, bạn cũng có thể nâng vết thương cao hơn ngực trong vài ngày đầu để giúp giảm sưng, giảm đau và mau lành.

Mặt khác, bạn còn có thể được yêu cầu sử dụng một lượng nhỏ Thu*c mỡ kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Thu*c mỡ cũng giúp ngăn hình thành lớp vảy dày và làm giảm kích thước vết sẹo.

Các mũi khâu thường được cắt chỉ sau 3-14 ngày, tùy thuộc vào vị trí vết cắt. Những vùng da di động, chẳng hạn như khu vực phía trên hoặc xung quanh các khớp, đòi hỏi nhiều thời gian để lành hơn.

Keo dán da là gì?

Keo dán da là một biện pháp khác để giúp khép các vết thương nhỏ. Bác sĩ sẽ dán một tấm phim lỏng vào vết thương của bạn và để khô. Tấm phim giữ các mép vết thương của bạn khép lại. Bạn có thể để yên các tấm phim trên da mình cho đến khi nó tự rơi ra (thường trong khoảng 5 đến 10 ngày). Điều quan trọng là không được làm xước hoặc bóc tấm dán trên vết thương. Nếu bác sĩ đặt một miếng băng trên tấm dán, bạn nên cẩn thận giữ băng khô . Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thay băng mỗi ngày.

Không bôi bất kỳ loại Thu*c mỡ nào, kể cả Thu*c mỡ kháng sinh , trên vết thương khi đang sử dụng tấm dán da do Thu*c bôi có thể làm tấm dán bị lỏng và rơi ra quá sớm. Bạn cũng nên tránh để ánh sáng trực tiếp chiếu vào vết thương (chẳng hạn như ánh sáng mặt trời hoặc tia UVB từ các thiết bị đèn làm nâu da).

Theo dõi sát vết thương của bạn. Gọi cho bác sĩ nếu vùng da xung quanh vết thương của bạn trở nên sưng đỏ và nóng, hoặc nếu vết thương bị hở lại .

Tôi có cần tiêm ngừa uốn ván không?

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nặng mà bạn có thể mắc phải sau khi bị thương. Bệnh này còn được gọi là "chứng cứng quai hàm", vì cứng hàm là triệu chứng thường gặp nhất.
Với vết thương còn sạch và nhỏ, bạn sẽ phải tiêm ngừa uốn ván nếu thuộc một trong hai trường hợp dưới đây :

    Tiêm ngừa uốn ván ≤ 2 lần kể từ khi chào đời
Với vết thương nghiêm trọng hơn, bạn sẽ phải tiêm ngừa uốn ván nếu thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:

    Tiêm ngừa uốn ván ≤ 2 lần kể từ khi chào đời
Cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng uốn ván là trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc kiểm tra lại sổ chủng ngừa cá nhân để chắc chắn rằng các mũi tiêm ngừa của bạn theo đúng thời gian.

Tài liệu tham khảo

http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/staying-healthy/first-aid/first-aid-cuts-scrapes-and-stitches.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-vet-cat-vet-tray-xuoc-va-vet-khau-da-443.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY