Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sơ cứu vết cắt và vết cào xước

Những vết cắt hoặc vết cào xước nhỏ thường tự cầm. Nhưng nếu chúng không tự cầm được, hãy băng ép bằng một miếng vải hoặc miếng băng sạch. Giữ băng ép liên tục từ 20 đến 30 phút, và nâng cao vết thương nếu có thể.
Vết cắt và vết cào xước nhỏ không cần tới phòng cấp cứu. Nhưng việc xử trí thích hợp là cần thiết để phòng nhiễm khuẩn và các biến chứng khác. Sau đây là các chỉ dẫn giúp bạn chăm sóc những vết thương như vậy:

1. Rửa tay: rửa tay giúp tránh nhiễm trùng. Cũng cần đeo găng tay bảo vệ dùng một lần nếu có sẵn

2. Cầm máu: Những vết cắt hoặc vết cào xước nhỏ thường tự cầm. Nhưng nếu chúng không tự cầm được, hãy băng ép bằng một miếng vải hoặc miếng băng sạch. Giữ băng ép liên tục từ 20 đến 30 phút, và nâng cao vết thương nếu có thể. Không kiểm tra liên tục xem vết thương hết chảy máu chưa vì điều đó có thể làm bật cục máu đông vừa hình thành và gây ra chảy máu tiếp tục. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy hoặc máu phun ra sau băng ép liên tục thì hãy đến gặp bác sĩ.

3. Rửa vết thương: Rửa vết thương bằng nước sạch. Không dùng xà phòng vì dễ kích ứng nên cần tránh xà phòng vào vết thương. Nếu vết thương vẫn còn bẩn và nhiều dị vật, dùng nhíp được rửa bằng cồn rồi gắp bỏ dị vật. Nếu dị vật vẫn còn sau đó, hãy đến gặp bác sĩ. Rửa kĩ càng vết thương nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng và uốn ván. Dùng khăn rửa mặt rửa sạch xung quanh vết thương bằng xà phòng. Không cần dùng tới nước oxy già hay cồn iod.

4. Dùng kháng sinh: Sau khi rửa sạch vết thương, bôi một lớp mỏng kem hoặc mỡ kháng sinh như Neosporin hoặc Polysporin để giữ ẩm bề mặt. Các sản phẩm này không chứa chất làm tái tạo nhanh nhưng có thể phòng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình tái tạo tự nhiên của cơ thể. Một số thành phần nhất định trong Thu*c mỡ có thể gây dị ứng nhẹ. Nếu xuất hiện các ban dị ứng thì ngừng bôi Thu*c mỡ.

5. Băng vết thương: Băng vết thương giúp giữ vết thương sạch và tránh các vi khuẩn có hại. Sau khi vết thương lành tương đối, khó nhiễm khuẩn thì bỏ băng, để vết thương tiếp xúc với không khí, việc này thúc đẩy quá trình sửa chữa và tái tạo vết thương.

6. Thay băng: Thay băng hàng ngày hoặc bất cứ khi nào thấy băng ẩm và bẩn. Nếu bạn bị dị ứng với chất dính được sử dụng trong hầu hết các loại băng thì bạn có thể sự dụng loại băng không có chất dính hoặc gạc vô khuẩn được giữ bởi băng giấy, gạc cuộn hoặc băng chun lỏng. Những sản phẩm y tế này có sẵn ở các hiệu Thu*c.

7. Khâu vết thương sâu: Nếu vết thương sâu hơn 6 mm hoặc vết thương có bờ nham nhở, để lộ mô mỡ và cơ thì cần khâu lại. Loại băng dính dạng dải hoặc loại băng bướm có thể giữ được vết thương nhỏ, nhưng nếu bạn không đóng được vết thương dễ dàng thì đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Sự đóng kín vết thương thích hợp trong vài giờ có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Vết cắt nhỏ và cào xước - Hình A cho thấy vết xước (còn gọi là “mài mòn”). Vết xước không đi xuyên qua da, do vậy nó không cần phải khâu. Hình B cho thấy vết cắt đi xuyên qua da. Vết cắt này sâu, do vậy nó cần được khâu. Ảnh: uptodate

8. Theo dõi các dấu hiệu của nhiễm trùng: Nếu vết thương của bạn lâu lành hoặc bạn để ý thấy nó đỏ, đau tăng, chảy nhiều dịch, nóng hoặc sưng thì hãy đến gặp bác sĩ.

9. Tiêm phòng uốn ván: Bác sĩ khuyên nên tiêm phòng uốn ván 10 năm/lần. Nếu vết thương của bạn sâu và bẩn, mũi cuối cùng của bạn đã tiêm hơn 5 năm thì bạn nên đi tiêm thêm một mũi và sau khi bị thương thì tiêm càng sớm càng tốt.

Theo Nghiêm Huyền Trang, Hoàng Thanh Tùng (website Bác sĩ Nội trú)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/so-cuu-vet-cat-va-vet-cao-xuoc-n97326.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Vào mùa nóng, khi nước trong cơ thể bài tiết qua tăng lên, lượng nước tiểu sẽ giảm xuống, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Điển hình của tiêu chảy nhiễm trùng là nôn ói, đau bụng, sốt bên cạnh triệu chứng tiêu chảy.
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
  • Cách tốt nhất để làm sạch vết cắt, vết trầy xước hoặc vết thương xuyên da (ví dụ như một vết thương do cào xước) là sử dụng nước lạnh. Bạn có thể làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy hoặc đổ đầy nước lạnh vào bồn tắm và dùng ca xối nước lên vết thương.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua máu, không khí, dịch tiết từ miệng hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật liệu truyền nhiễm. Hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng bằng cách làm theo các hướng dẫn kiểm soát lây nhiễm tại nơi làm việc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY