Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Sơ cứu sốc do điện giật

Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc vào loại dòng điện (một chiều hay xoay chiều), cường độ điện thế, vị trí dòng điện đi vào và ra khỏi cơ thể, tình trạng sức khoẻ của nạn nhân và thời gian được cấp cứu sớm hay muộn.

Hãy gọi 115 hoặc số cấp cứu tại địa phương của bạn ngay lập tức nếu

    Tim ngừng đập

Trong lúc sơ cứu người bị điện giật và chờ đội cấp cứu đến, hãy tuân thủ các bước sau

    Hãy quan sát trước, không được chạm vào nạn nhân . Lúc này người bị điện giật có thể đang tiếp xúc với nguồn điện. Vì thế khi bạn chạm vào nạn nhân, điện có thể truyền qua người bạn ngay lập tức.
  • Hãy tắt nguồn điện nếu có thể . Nếu không, bạn hãy dùng một vật khô không dẫn điện làm từ bìa cứng, nhựa hay gỗ để tách người bị điện giật ra khỏi dòng điện.
  • Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (nhịp tim, nhịp thở , ho hay cử động ). Nếu không thấy những dấu hiệu trên, hãy tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) ngay lập tức.
  • Phòng ngừa sốc . Nếu có thể, hãy đặt nạn nhân nằm xuống, đầu thấp hơn thân và nâng cao chân.

Nạn nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra các tổn thương bên trong ngay cả khi không có triệu chứng rõ rệt.


Chú ý

    Không được dùng tay không để tiếp xúc với người bị điện giật nếu người bị điện giật đang tiếp xúc với dòng điện.
  • Không được đến gần dây điện cao áp cho đến khi dòng điện được ngắt. Tránh xa ít nhất 6 mét nếu dây điện đang phát lửa.
  • Không được di chuyển người bị thương do điện giật , trừ khi người ấy đang trong tình trạng nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-electrical-shock/basics/ART-20056695

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-so-cuu-soc-do-dien-giat-409.html)

Chủ đề liên quan:

điện giật sơ cứu sơ cứu sốc

Tin cùng nội dung

  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • (Mangyte) - Hành động đầu tiên và quan trọng nhất khi phát hiện có người bị điện giật là phải tìm và ngắt nguồn điện.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY