Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta gặp phải trường hợp
nạn nhân bị chấn thương hoặc bị ngưng thở, ngưng tim vì một lý do nào đó.
Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, bạn có thể duy trì sự sống cho
nạn nhân hay giúp đỡ
nạn nhân bằng những động tác sơ cứu.
Trong loạt bài này chúng tôi xin giới thiệu những động tác cần làm cũng như cần tránh trong những trường hợp sơ cứu cho
nạn nhân.
Bài viết có tham khảo từ trang web Mayoclinic.com, một số hình ảnh được tham khảo từ sách “Emergency care and transportation of the sick and injuried” của tác giả James D.Heckman, ấn bản lần thứ năm bởi American Academy of Orthopaedic Surgeon.
Bài 1: HÔ HẤP NHÂN TẠO
Hô hấp nhân tạo là động tác sơ cứu nhằm cung cấp oxy cho não và các cơ quan quan trọng khác trong khi chờ đợi sự điều trị tích cực từ đội cấp cứu chuyên nghiệp.
Não sẽ ch*t sau năm phút thiếu oxy, do vậy động tác này là rất quan trọng nếu được thực hiện sớm nhằm tránh tình trạng thiếu máu nuôi não.
Bạn cần xác định
nạn nhân tỉnh hay mê bằng cách lay gọi, hỏi thật to.
Nếu
nạn nhân mê bạn gọi ngay cấp cứu hoặc nhờ ai đó gọi.
Nhưng nếu bạn chỉ có một mình và
nạn nhân từ 1-8 tuổi thì nên thực hiện hô hấp nhân tạo trong hai phút trước khi gọi cấp cứu.
Bạn thực hiện các bước ABC sau:
Airway (thông đường thở): đặt
nạn nhân trên nền cứng, quì cạnh cổ và vai bệnh nhân.
Mở đường thở của
nạn nhân bằng thủ thuật ngửa đầu nâng cằm.
Kiểm tra bệnh nhân có thở bằng cách nghe hơi thở, nhìn lồng ngực di động.
Nếu
nạn nhân không thở thực hiện ngay giúp thở miệng - miệng hoặc miệng - mũi.
Breathing (thở): giúp thở miệng - mũi. Thực hiện cái đầu tiên và nhìn xem lồng ngực bệnh nhân có phồng lên? Nếu không thực hiện tiếp cái thứ hai sau khi mở đường thở bằng thủ thuật ngửa đầu và nâng cằm. Sau đó thực hiện ép ngực.
Circulation (giúp máu lưu thông): ấn ngực đi xuống 3,8-5cm (1.5 -2 inches). Ấn hai lần/giây hoặc 100 lần/phút.
Khi bạn làm động tác này sẽ giúp tim bơm máu đi để đưa máu đến não và các cơ quan quan trọng khác.
Sau 30 lần ấn ngực bạn làm thủ thuật ngửa đầu, nâng cằm bệnh nhân để thổi hơi.
Thổi hai hơi liên tiếp.
Bịt mũi
nạn nhân, thổi một hơi trong một giây, xem lồng ngực có phồng lên?
Nếu có, thổi tiếp hơi thứ hai, nếu không ngửa đầu
nạn nhân và thổi hơi thứ hai.
Mỗi chu kì gồm 30 lần ấn ngực và hai lần thổi hơi.
Nếu sau hai phút
nạn nhân vẫn không cử động bạn nên tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
Mangyte.vn
BS Tăng Hà Nam Anh
Theo Sức khỏe & Đời sống