Tin tức hôm nay

Tin tức

Giành giật giờ vàng cho người gặp T*i n*n

Ngày 19/1/2021, Trung tâm Báo chí TP Hồ Chí Minh phối hợp với Viện nghiên cứu Truyền thông và Phát triển (RED), Trung tâm Nghiên cứu cải tiến Y tế (CHIR) và Doanh nghiệp Xã hội Kỹ năng Sinh tồn SSVN (Survival Skills Vietnam) tổ chức hội thảo “Kỹ năng sơ cấp cứu và thoát hiểm cho nhà báo an toàn ngày Tết”.

Tham gia hội thảo, các phóng viên, nhà báo trên địa bàn tp hồ chí minh được tập huấn, trao đổi, hướng dẫn về các kiến thức sơ cấp cứu cơ bản; một số sai lầm thường gặp trong xử lý sự cố sức khỏe trong ngày tết.

Đặc biệt là cách xử lý đúng khi không may có người bị điện giật, đuối nước, T*i n*n giao thông, bị đột quỵ, chăm sóc trẻ em, cách thoát hiểm khi hoả hoạn,… nếu sơ cứu ban đầu tốt thì cơ hội sống sót rất cao của người bị T*i n*n.

Hướng dẫn kỹ năng cấp cứu khi có người bị T*i n*n

Bên cạnh việc trang bị cho các phóng viên, nhà báo những kỹ năng cần thiết về sơ cấp cứu trong quá trình tác nghiệp, buổi hội thảo còn chia sẻ thông điệp an toàn nhằm lan tỏa mạnh mẽ và đúng đắn hơn.

Hướng dẫn kỹ năng cứu người bị T*i n*n giao thông.

Dịp này, Ban tổ chức cũng công bố “Cẩm nang an toàn ngày Tết”, một ấn phẩm điện tử tinh gọn, đúc kết các kiến thức về 10 vấn đề dễ gặp phải trong ngày Tết kèm theo cách xử lý, cũng như 10 sai lầm phổ biến trong việc xử lý tình huống khẩn cấp, để giúp mọi người an tâm hơn, tận hưởng Tết cổ truyền ấm cúng, sum vầy và an toàn bên gia đình.

Kỹ năng cấp cứu người bị nạn ngưng thở hoặc bị đuối nước.

Tải cẩm nang cũng như truy cập các nguồn tài liệu hướng dẫn sơ cấp cứu miễn phí bao gồm ứng dụng di đông sơ cấp cứu, kênh youtube, chương trình học trực tuyến tại đây: https://survivalskills.vn/cong-dong/

Hoặc quét mã QR sau:

Tải ứng dụng thông tin cách sơ cấp cứu người bị T*i n*n.

Nguyễn Cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Ky-nang-so-cap-cuu-khi-xay-ra-tai-nan-628011/)

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY