Hồi sức - Cấp cứu hôm nay

Là chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật cấp cứu một cách nhanh chóng trong các trường hợp tai nạn, thương tích, các bệnh cấp tính (ngộ độc, dịch bệnh) và mọi trường hợp nguy kịch do tuyến dưới hoặc ngoại viện chuyển đến. Mục đích của khoa Hồi sức - Cấp cứu là cứu sống nạn nhân, làm mọi cách có thể để hạn chế những nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh, ngăn chặn bệnh trạng diễn biến xấu đi và góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục. Những tình trạng bệnh lý mà khoa Hồi sức - Cấp cứu thường phải đối diện có thể kể đến như: đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, chấn thương sọ não, bỏng, đa chấn thương, rối loạn dấu hiệu sinh tồn, ngộ độc cấp, nhồi máu não,...

Hướng dẫn cách Sơ cứu sốc

Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.

Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.

Các dấu hiệu và triệu chứng ở một người đang bị sốc

    Da mát và ẩm. Da có thể màu xanh tái hoặc màu xám.
  • Mạch nhanh và yếu . Có thể thở chậm nông, hoặc thở nhanh sâu (tăng thông khí). Huyết áp dưới mức bình thường.
  • Có thể buồn nôn hoặc nôn.
  • Ánh mắt thất thần và có thể nhìn sững. Đôi khi đồng tử dãn.
  • Có thể tỉnh hoặc mất ý thức. Nếu còn tỉnh, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt hoặc rất yếu hoặc lú lẫn. Người bệnh đôi khi cảm thấy bứt rứt, kích thích và lo lắng.

Nếu bạn nghi ngờ sốc, thậm chí khi người đó có vẻ còn bình thường sau khi bị thương

    Gọi 115 hoặc số khẩn cấp tại địa phương của bạn.
  • Đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng, chân cao hơn đầu khoảng 30cm . Nếu việc nâng cao chân gây đau hoặc tổn thương nhiều hơn, hãy để họ nằm thẳng chân. Giữ nạn nhân nằm yên.
  • Kiểm tra các dấu hiệu tuần hoàn (bắt mạch, nghe hơi thở, nhìn cử động lồng ngực). Nếu không có các dấu hiệu trên, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (quan trọng nhất là nhồi tim).
  • Giữ nạn nhân ấm và thoải mái bằng cách nới lỏng thắt lưng hoặc quần áo chật và phủ lên người một tấm chăn. Ngay cả khi người bệnh than khát nước cũng không nên cho bất cứ gì qua đường miệng.
  • Đặt nạn nhân nằm nghiêng 1 bên để tránh hít sặc chất ói hoặc máu chảy từ miệng.
  • Tìm cách điều trị tổn thương, chẳng hạn như cầm máu hay giữ bất động xương gãy.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-huong-dan-cach-so-cuu-soc-424.html)
Từ khóa: sơ cứu sốc

Chủ đề liên quan:

sơ cứu sốc sốc

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY