Bệnh tuổi Teen hôm nay

Đối phó với hội chứng sốc độc tố khi dùng tampon

Cuộc sống ngày càng năng động khiến nhiều XX có nhu cầu sử dụng tampon. Tuy nhiên, trước khi kết bạn với tampon, phái đẹp mình cùng lưu ý nào!
Bạn biết gì về hội chứng sốc độc?

Thật ra sốc độc không phải là một hội chứng phổ biến, tuy nhiên đối với những XX dùng tampon thay cho loại băng vệ sinh thông thường thì tỉ lệ mắc phải hội chứng này lại cao hơn các bạn nữ khác.

Hung thần gây ra hội chứng này là một loại vi khuẩn có tên là Staphylococcus aureus. Nguyên nhân khiến cho tampon trở thành đồng phạm với loại vi khuẩn nói trên chính là do cách sử dụng tampon có thể khiến thành *m đ*o bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đối tượng có nguy cơ mắc phải hội chứng này?

Bất kì ai cũng có thể trở thành nạn nhân của loại vi khuẩn này (cả XY và trẻ em). Tuy nhiên, sốc độc được tìm thấy phổ biến ở hầu hết các XX đang trong kì nguyệt san và đang sử dụng tampon có độ thấm hút cao.

Những triệu chứng của sốc độc?

Với tình trạng nhiễm khuẩn này, biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất là sốt cao. Ngoài ra, cơ thể của XX sẽ có một vài biểu hiện sau:

• Nhức đầu, chóng mặt

• Nôn mửa

• Đau cơ, đau họng.

Nếu chẳng may có những triệu chứng trên, XX hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa ngay để có những biện pháp chữa trị kịp thời nhé. Nếu chữa trị đúng lúc và hợp lý, bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh, nếu không thì hậu quả xấu nhất mà sốc độc mang đến là Tu vong đấy.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh !

1. Nếu bạn ưa thích tampon vì sự tiện lợi của nó thì hãy lưu ý chỉ sử dụng những loại tampon có độ thấm hút vừa phải, và thay tampon sau mỗi 4-6 tiếng tuỳ theo cơ địa mỗi người. 2. Đừng bao giờ dùng tampon khi ngủ mà thay vào đó hãy dùng loại băng vệ sinh thông thường nha. Sức khoẻ là trên hết đúng không nào?

3. Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc không khoẻ, lập tức ngừng sử dụng tampon nhé!

4. Nếu *m đ*o của bạn có cảm giác khô thì hãy chung thuỷ với loại băng thông thường, vì việc sử dụng tampon sẽ khiến thành *m đ*o dễ bị xây xát hơn!

5. Cuối cùng, bạn có tiền sử bị sốc độc? Hãy dứt khoát chia tay với tampon bạn nhé, vì bạn nghiễm nhiên thuộc nhóm có nguy cơ cao với hội chứng đó rồi!

Tampon hay các loại băng vệ sinh khác đều có mặt tốt và những tác dụng phụ, nếu biết cách sử dụng và quan tâm đến sức khoẻ của mình, chắc hẳn các XX sẽ năng động tự tin trong những ngày ấy mà không lo về sốc độc đâu! Theo kenh14.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-doi-pho-voi-hoi-chung-soc-doc-to-khi-dung-tampon-3563.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Sốc có thể do chấn thương, say nắng, mất máu, phản ứng dị ứng, nhiễm trùng nặng, ngộ độc, bỏng nặng hoặc các nguyên nhân khác. Khi một người bị sốc, các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu hay oxy. Nếu sốc không được điều trị sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan vĩnh viễn hoặc Tu vong.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY