Bệnh tuổi Teen hôm nay

Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa – Nên ăn gì, không nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, quấy khóc, bỏ ăn. Lâu dần, đường ruột trẻ sẽ thường xuyên “phản đối” thức ăn khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, suy dinh dưỡng thấp còi là hậu quả tất yếu.

Phải cho con ăn gì khi con bị rối loạn tiêu hóa luôn là nỗi trăn trở của các bà mẹ. khi đường ruột của con đang nhạy cảm như vậy, việc mẹ nhầm lẫn giữa thực phẩm có thể ăn và không nên ăn có thể khiến tình trạng của con trở nên trầm trọng hơn.

Sau đây là một số thực phẩm trẻ có thể ăn và không nên ăn trong thời gian bị rối loạn tiêu hóa:

1.Các thực phẩm trẻ nên ăn

Chuối

Được xem là thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối là nhân tố đầu tiên trong chế độ ăn brat (banana (chuối) – rice (gạo) -  apple (táo) – toast (bánh mì nướng)) – là một chế độ ăn lành mạnh cho những người bị rối loạn tiêu hóa. sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó chứa pectin – một chất giúp quá trình tiêu hóa và đại tiện trở nên thuận lợi hơn.

Ngoài ra, chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết cho cơ thể, nhất là khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối còn giúp trẻ bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin và năng lượng khi trẻ đang mệt mỏi.

Sốt táo

Cũng giống như chuối, trong táo cũng chứa lượng pectin dồi dào giúp giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả. khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều calo cho cơ thể hơn. ngoài ra bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho việc cải thiện rối loạn tiêu hóa, táo bón.

Thức ăn từ Gạo

Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như gạo, bánh mỳ, khoai tây luộc… trong đó gạo trắng được coi là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa cho trẻ. ngoài ra, chúng còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả. từ gạo mẹ có thể chế biến thành cơm trắng, cháo hạt, cháo xay tùy theo nhu cầu lứa tuổi của trẻ.

Bánh mỳ nướng

Cũng giống như gạo, bánh mỳ nướng cũng hỗ trợ quá trìnhtiêu hóa rất tốt. Mẹ có thể thêm chút bơ khi nướng bánh mỳ để tạo mùi thơm dễ kích thích trẻ hơn.

Rau xanh

Rau lá và rau củ là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của trẻ. khi bị rối loạn, mẹ có thể tăng khẩu phần rau cho bé để bổ sung thêm một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần tiết để tiêu hóa các chất béo không lành mạnh – một trong những nguyên nhân gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Thịt gà

Hàm lượng chất béo bão hòa trong thịt gà khá thấp. khi được chế biến đúng cách, nó có thể trở thành thực phẩm dễ tiêu hóa nhất mà mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao cho trẻ. các enzym trong thịt gà có thể làm dịu dạ dày trẻ đang khó chịu.

Sữa chua

Thực phẩm này đơn giản là để giúp tiêu hóa được tốt hơn vì chúng chứa vi khuẩn có lợi lên men. các vi khuẩn có lợi này giúp cải thiện sự rối loạn đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa. tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý trẻ có gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do sữa (bất dung nạp lactose) không nhé.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, đồng thời chứa các loại dầu thực vật tự nhiên thúc đẩy hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.

Men vi sinh chứa lợi khuẩn và chất xơ hòa tan

Các lợi khuẩn trong men vi sinh đặc biệt là 2 chủng lactobacillus và bifidobacterium sản sinh nhiều enzym xúc tác cho quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, tăng cường tiêu hóa chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. men vi sinh chứa thêm chất xơ hòa tan sẽ giúp nhuận tràng, có hiệu quả hơn trong các trường hợp táo bón.

Ngoài ra, chủng Lactobacillus (sinh acid lactic) tăng sự dung nạp đường lactose, giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn chứa nhiều lactose.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại men vi sinh, mẹ nên chọn dòng men vi sinh có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc  đã được nhiều chuyên gia Nhi Khoa khuyên trẻ dùng.

2. Những thực phẩm trẻ nên kiêng

Việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì ngoài ăn gì ra cũng cần phải có một chế độ kiêng khem đầy đủ. và chế độ kiêng ăn gì cũng còn tùy thuộc vào từng tình trạng rối loạn tiêu hóa.

- không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhanh khó tiêu như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hambeger, sanwich,…

- Đối với trẻ bị tiêu chảy: tránh các loại thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo, bánh… và chất xơ như các loại đậu

- Đối với các bé bị táo bón: cần tránh các loại thức ăn giàu tinh bột như bắp, đậu và các loại thức ăn giàu chất béo bởi những chất này làm cho phân khô và trẻ khó đi tiêu hơn.

- với trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: mẹ nên dừng loại sữa trẻ đang uống và tham khảo ý kiến chuyên gia để đổi sang loại sữa chứa hàm lượng lactose thấp hơn và phù hợp với trẻ.

Nguồn: suckhoedoisong

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d0ae51433308579d87c8924)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY