Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.

ĐỊNH NGHĨA

rối loạntăng động giảmchú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.

Trẻ mắc ADHD có thể phải đối mặt với những khó khăn trong phát triển lòng tự trọng, thành tích học tập ở trường kém và gặp rắc rối trong các mối quan hệ. Đôi khi các triệu chứng sẽ giảm dần theo tuổi. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân các triệu chứng ADHD sẽ không bao giờ mất đi hoàn toàn. Dù vậy họ vẫn có thể học cách kiểm soát bệnh để thành công.

Mặc dù chưa có trị liệu đặc hiệu giúp chữa khỏi hẳn ADHD, việc điều trị triệu chứng vẫn có thể giúp cải thiện đáng kể rối loạn này. Điều trị thường bao gồm Thu*c và những can thiệp về hành vi. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong kết quả điều trị bệnh.

TRIỆU CHỨNG

ADHD trước đây từng được gọi là rối loạn giảm tập trung, nhưng hiện nay thuật ngữ rối loạn rối loạn tăng động giảm chú ý được ưa dùng hơn vì nó mô tả đầy đủ các đặc điểm biểu hiện chính của bệnh này bao gồm: kém chú ý, tăng động và hành vi bốc đồng. Ở một số trẻ, những dấu hiệu của ADHD có thể được nhận biết từ rất sớm, khi trẻ chỉ mới 2 hoặc 3 tuổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ADHD bao gồm:

Khó khăn trong tập trung chú ý

ADHD thường xảy ra phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới, và các biểu hiện hành vi cũng có thể khác nhau giữa nam và nữ. Ví dụ, các bé trai có thể có hiếu động quá mức trong khi các bé gái có thể có xu hướng kém chú ý một cách lặng lẽ.

Phân biệt những hành vi bình thường với ADHD

Hầu hết những trẻ bình thường đều có biểu hiện kém tập trung, tăng động hoặc bốc đồng tại một vài thời điểm. Và cũng thật bình thường đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo khi trẻ không thể kéo dài sự tập trung hoặc duy trì một hoạt động trong thời gian kéo dài. Thậm chí ngay cả trẻ lớn và thiếu niên, khả năng kéo dài sự tập trung thường phụ thuộc vào mức độ hứng thú.

Tăng động cũng vậy. Trẻ nhỏ hiển nhiên là tràn đầy năng lượng, trẻ thường kéo bố mẹ đi hết chỗ này đến chỗ khác rất lâu trước khi cảm thấy mệt. Ngoài ra, cũng thật tự nhiên khi một số trẻ hiếu động nhiều hơn so với những trẻ khác. Do đó đừng bao giờ chẩn đoán trẻ bị ADHD chỉ vì chúng khác so với bạn bè hoặc anh chị em ruột.

Trẻ em nếu có một số vấn đề ở trường nhưng lại hòa đồng tốt ở nhà hoặc với bạn bè thì có vẻ như trẻ đang phải đấu tranh với một vấn đề nào khác chứ không phải ADHD. Cũng tương tự đối với trẻ tăng động và kém chú ý khi ở nhà nhưng việc học tập ở trường và các mối quan hệ bạn bè lại không bị ảnh hưởng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn lo ngại rằng con bạn có những dấu hiệu của ADHD, hãy đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ gia đình. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia, tuy nhiên việc quan trọng trước tiên là kiểm tra đánh giá sức khỏe ban đầu cho con bạn để tìm kiếm những nguyên nhân có thể gây nên những triệu chứng đó.

Nếu con của bạn đang được điều trị ADHD, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ thường xuyên cho đến khi các triệu chứng được cải thiện tốt hơn, và sau đó duy trì mỗi ba đến bốn tháng nếu các triệu chứng ổn định. Hãy gọi cho bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ tác dụng phụ nào của Thu*c, như chán ăn, khó ngủ, dễ kích thích hoặc cáu bẳn, hoặc nếu triệu chứng của con bạn không cải thiện với điều trị ban đầu.

NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân chính xác của rối loạn rối loạn tăng động giảm chú ý vẫn chưa được biết rõ. Các nhà khoa học đang tiếp tục nỗ lực nghiên cứu.

Nhiều yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD. Bệnh xảy ra trong gia đình, và các nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển bệnh có thể liên quan đến gen. Một số yếu tố môi trường nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ADHD thông qua những tác động trên hệ thần kinh trung ương tại một số thời điểm then chốt trong quá trình phát triển của trẻ.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Yếu tố nguy cơ của ADHD bao gồm:

Có người thân mắc ADHD (như cha mẹ hoặc anh chị em ruột) hoặc mắc một rối loạn sức khỏe tâm thần khác

Mặc dù đường là chất bị nghi ngờ hàng đầu trong việc gây hiếu động thái quá, nhưng không có bằng chứng đáng tin cậy nào chứng minh điều này. Có nhiều thứ trong thời kỳ thơ ấu có thể dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong duy trì sự tập trung chú ý, nhưng đối với ADHD thì không giống như vậy.

BIẾN CHỨNG

ADHD có thể làm cho cuộc sống của trẻ gặp khó khăn. Trẻ bị rối loạn rối loạn tăng động giảm chú ý:

Thường gặp khó khăn trong lớp, có thể dẫn đến thành tích học tập kém và chịu sự chế giễu hay trách mắng từ bạn học và người lớn.

Những tình trạng khác có thể cùng tồn tại với ADHD

ADHD không gây ra những vấn đề về phát triển hoặc rối loạn tâm lý khác. Tuy nhiên so với những trẻ khác, trẻ bị ADHD có nhiều khả năng hơn mắc những tình trạng sau:

Chứng rối loạn học tập, bao gồm những vấn đề về nhận thức và giao tiếp

Rối loạn lo âu, có thể gây ra lo lắng quá mức, căng thẳng và làm nặng hơn các triệu chứng của ADHD, trừ khi rối loạn lo lắng này được điều trị và nằm trong tầm kiểm soát

Trầm cảm, thường xuyên xảy ra ở trẻ em bị ADHD

Rối loạn lưỡng cực gồm có trầm cảm và hành vi hưng phấn

Rối loạn thách thức chống đối (ODD), thường được định nghĩa như là kiểu hành vi tiêu cực, thách thức và thù địch với người được ủy quyền.

Rối loạn về tư cách đạo đức, rối loạn này nổi bật với các hành vi chống đối xã hội như trộm cắp, đánh nhau, phá hoại tài sản và gây hại cho người hoặc động vật.

Hội chứng Tourette, đây là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi những tíc của cơ (máy giật cơ) hoặc tíc về âm thanh lặp đi lặp lại. Tíc là thuật ngữ chỉ những cử động không chủ ý lặp đi lặp lại nhiều lần.

CHUẨN BỊ CHO CUỘC HẸN CỦA BẠN

Bạn sẽ bắt đầu bằng việc đưa con bạn đến khám bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa. Tùy thuộc vào kết quả đánh giá ban đầu, bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến những chuyên gia như bác sĩ nhi chuyên khoa về phát triển hành vi, chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ nhi chuyên khoa thần kinh.

Bạn có thể làm những gì?

Để chuẩn bị cho cuộc hẹn của con bạn:

Tạo một danh sách tất cả các triệu chứng và những khó khăn con bạn gặp phải ở nhà hay ở trường.

Chuẩn bị những thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm những sang chấn tâm lý hoặc những thay đổi trong cuộc sống gần đây.

Tạo một danh sách tất cả các Thu*c, các loại vitamin, thảo dược, Thu*c bổ mà con bạn đang dùng.

Mang theo sổ khám bệnh và các kết quả xét nghiệm trước đây của con bạn nếu có.

Tạo một danh sách các câu hỏi nếu có để hỏi bác sĩ của con bạn.

Một số câu hỏi cơ bản bạn có thể cần trao đổi với bác sĩ bao gồm:

Ngoài ADHD, có những nguyên nhân nào khác có thể gây các triệu chứng này cho con của tôi?

Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khi bạn có điều thắc mắc.

Những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn

Hãy sẵn sàng để trả lời những câu hỏi mà bác sĩ của con bạn có thể đưa ra, như:

Lần đầu tiên bạn chú ý đến các vấn đề về hành vi của trẻ là khi nào?

XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN

Nói chung, không nên chẩn đoán một đứa trẻ mắc rối loạn rối loạn tăng động giảm chú ý trừ khi các triệu chứng chính của rối loạn này xảy ra sớm trong cuộc sống của trẻ và gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở nhà cũng như ở trường một cách liên tục.

Không có xét nghiệm đặc hiệu cho ADHD, nhưng để chẩn đoán cần:

Kiểm tra sức khỏe, để loại trừ những nguyên nhân có thể khác .

Thu thập thông tin, về những vấn đề sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý của trẻ và gia đình, và những báo cáo từ trường học.

Phỏng vấn hoặc điều tra bằng bảng câu hỏi đối với các thành viên trong gia đình, giáo viên của con bạn hoặc những người khác biết rõ về con bạn, chẳng hạn như người giữ trẻ hoặc huấn luyện viên của trẻ.

Sử dụng thang điểm đánh giá ADHD để giúp thu thập và đánh giá thông tin về con của bạn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD

Để chẩn đoán một trẻ mắc ADHD cần hội đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán trong “Cẩm nang Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần” (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, DSM) được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ. Một số điểm chính trong tiêu chuẩn DSM-IV cần được nhấn mạnh:

Các triệu chứng phải hiện diện ở hơn một môi trường sống (VD, ở trường và ở nhà)

Ứng dụng tiêu chuẩn DSM-IV có thể giúp hạn chế tối thiểu sai sót trong chẩn đoán ADHD. Tuy nhiên, một số giới hạn của tiêu chuẩn này cần phải được lưu ý. Tiêu chuẩn trên bắt nguồn từ các nghiên cứu ở những trẻ được đánh giá bởi các chuyên gia tâm thần học hơn là bởi các hệ thống chăm sóc y tế ban đầu. Thiếu dữ liệu hỗ trợ cho số mục cần thiết cho chẩn đoán. Các đặc điểm hành vi chuyên biệt trong định nghĩa có thể được giải thích khác nhau tùy theo người sử dụng. Dù sao, tiêu chuẩn chẩn đoán trên, nếu được sử dụng bởi các nhân viên y tế phù hợp, vẫn có độ tin cậy khá cao.

Tùy theo các triệu chứng nổi bật, ADHD được phân thành ba nhóm nhỏ (3 phân nhóm):

Nhóm kém chú ý

Phân nhóm ADHD ở một bệnh nhân có thể thay đổi theo diễn tiến thời gian.

Phân nhóm kém chú ý (ADHD-I)

Trẻ trong nhóm này thường được chẩn đoán ở khoảng 9-10 tuổi. Trẻ ADHD-I có ít nhất 6 triệu chứng trong nhóm kém chú ý tồn tại ít nhất 6 tháng, kèm biểu hiện sự kém thích nghi và thoái triển trong mức độ phát triển tâm thần:

Thường thất bại khi cần chú ý vào chi tiết hoặc phạm những lỗi do bất cẩn trong học tập tại trường hoặc các hoạt động khác.

Phân nhóm tăng động - thiếu kiềm chế (ADHD-II)

Trẻ phân nhóm này thường được chẩn đoán ở độ tuổi 6-7 tuổi. Trẻ phân nhóm ADHD-HI có ít nhất 6 triệu chứng thuộc nhóm tăng động- thiếu kiềm chế tồn tại ít nhất 6 tháng, kèm biểu hiện sự kém thích nghi và thoái triển trong mức độ phát triển tâm thần:

Thường xuyên ngọ nguậy chân tay hoặc vặn vẹo người khi ngồi.

Trẻ ADHD-HI có các kỹ năng chú ý tương đối tốt; các trẻ này chỉ đơn giản là không thể ngồi yên hoặc không thể kiềm chế hành vi bản thân. Khả năng nhận thức có thể không bị ảnh hưởng ở trẻ ADHD-HI.

Phân nhóm phối hợp (ADHD-C)

– trẻ phân nhóm này thường được chẩn đoán vào khoảng 6-7 tuổi. Trẻ ADHD-C có ít nhất 6 triệu chứng nhóm kém chú ý và ít nhất 6 triệu chứng nhóm thiếu kiềm chế-tăng động. ADHD-C là phân nhóm dễ xác định nhất. Những phàn nàn thường gặp nhất bao gồm các hành vi gây hấn hoặc phá rối, tăng hoạt, thiếu kiềm chế, giảm mức chú ý. Đây là phân nhóm ADHD cổ điển và thường gặp nhất trong các nghiên cứu lâm sàng và trung tâm điều trị.

Cần lưu ý những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo – Khá nhiều triệu chứng ADHD thường gặp ở lứa tuổi này. Cũng vì thế, việc xác lập chẩn đoán ở trẻ < 6 tuổi thường gặp khó khăn.

Chẩn đoán phân biệt

Một số rối loạn bệnh lý khác hoặc do điều trị cũng có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự như ADHD, hoặc tồn tại cùng với ADHD. Ví dụ như:

Vấn đề về học tập hoặc ngôn ngữ

Chẩn đoán ADHD ở trẻ nhỏ

Mặc dù những dấu hiệu của ADHD đôi khi có thể xuất hiện từ rất sớm, ở lứa tuổi trẻ mẫu giáo hoặc thậm chí nhỏ hơn, tuy nhiên chẩn đoán trẻ mắc ADHD ở lứa tuổi này rất khó. Bởi vì ở lứa tuổi này, những vấn đề liên quan sự phát triển ở trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ có thể bị chẩn đoán nhầm với ADHD. Do đó, trẻ ở lứa tuổi này nếu bị nghi ngờ mắc ADHD thì cần phải có sự đánh giá của các chuyên gia gồm: chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, bác sĩ bệnh học về ngôn ngữ, bác sĩ nhi khoa.

ĐIỀU TRỊ VÀ Thu*c

Điều trị chuẩn đối với ADHD ở trẻ em bao gồm Thu*c, giáo dục, huấn luyện và tư vấn. Sự kết hợp những phương pháp này có thể làm giảm nhiều triệu chứng của ADHD, nhưng không thể điều trị triệt để rối loạn này. Bạn có thể phải mất một thời gian để xác định phương pháp nào tốt nhất cho con bạn.

Thu*c kích thích

Hiện nay, các Thu*c kích thích thần kinh là loại được kê đơn phổ biến nhất đối với ADHD. Những Thu*c này sẽ thúc đẩy và cân bằng mức độ các hóa chất trong não, còn được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh, nhằm giúp cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng của giảm tập trung, tăng động và bốc đồng, đôi khi giảm một cách đáng kể.

Ví dụ: methylphenidate (Concerta, Metadate, Ritalin…), dextroamphetamine (Dexedrine), dextroamphetamine-amphetamine (Adderall XR) và lisdexamfetamine (Vyvanse).

Các loại Thu*c kích thích có sẵn gồm dạng tác dụng ngắn và tác dụng kéo dài. Bạn cũng có thể sử dụng miếng dán chứa Thu*c tác dụng kéo dài, dùng dán ở hông.

Liều lượng Thu*c sử dụng khác nhau giữa trẻ này và trẻ khác, nên sẽ có thể mất một thời gian để tìm ra liều lượng chính xác phù hợp cho con bạn. Và liều lượng Thu*c có thể cần phải được điều chỉnh nếu xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc khi con bạn trưởng thành. Hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của các Thu*c kích thích.

Thu*c kích thích và các vấn đề tim mạch

Mặc dù hiếm gặp, nhưng đã có một số trường hợp Tu vong liên quan đến tim mạch xảy ra ở những trẻ em và thiếu niên dùng Thu*c kích thích. Khả năng gia tăng nguy cơ đột tử vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nếu nó tồn tại, thì các chuyên gia tin rằng nó chỉ xảy ra ở những người có bệnh tim tiềm ẩn hoặc có khuyết tật về tim. Bác sĩ của con bạn cần phải chắc chắn rằng trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tim mạch và nên hỏi về các yếu tố nguy cơ gia đình đối với bệnh tim mạch trước khi kê toa những loại Thu*c kích thích này.

Các loại Thu*c khác

Các loại Thu*c khác được sử dụng trong điều trị ADHD bao gồm atomoxetine (Strattera) và Thu*c chống trầm cảm như bupropion (Wellbutrin…) và desipramine (Norpramin). Clonidine (Catapres) và guanfacine (Intuniv, Tenex) cũng đã được chứng minh có hiệu quả. Atomoxetine và Thu*c chống trầm cảm hoạt động chậm hơn so với các chất kích thích khác và có thể mất vài tuần mới thấy được tác dụng. Đây có thể là lựa chọn tốt nếu con bạn không thể dùng các chất kích thích do tình trạng sức khỏe hoặc do có các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng Thu*c kích thích.

Hãy hỏi bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp của bất cứ loại Thu*c nào được bác sĩ kê đơn.

Nguy cơ Tu tu

Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng hiện tại vẫn dấy lên mối lo ngại rằng có thể có sự gia tăng nguy cơ suy nghĩ Tu tu ở trẻ khi dùng những Thu*c điều trị ADHD thuộc nhóm không kích thích hoặc Thu*c chống trầm cảm. Hãy gặp bác sĩ của con bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện muốn Tu tu nào hoặc các dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở trẻ.

Sử dụng Thu*c an toàn

Việc đảm bảo con bạn dùng đúng liều Thu*c được kê đơn có ý nghĩa rất quan trọng. Là cha mẹ, bạn có thể lo ngại trẻ sẽ trở nên lạm dụng Thu*c hoặc nghiện Thu*c kích thích. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận trường hợp nào trẻ trở nên phụ thuộc Thu*c khi được điều trị bằng Thu*c kích thích vì những lý do chính đáng và với liều lượng thích hợp.

Mặt khác, cũng có những lo ngại rằng anh chị em và các bạn cùng lớp với trẻ mắc ADHD có thể lạm dụng Thu*c kích thích. Do đó, phải cất giữ Thu*c của con bạn ở nơi an toàn và đảm bảo trẻ uống đúng liều và đúng thời điểm:

Quản lý Thu*c cẩn thận.

Không nên để trẻ mắc ADHD tự quản lý Thu*c của mình mà không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Ở nhà, hãy giữ Thu*c an toàn trong hộp Thu*c của con bạn và đảm bảo rằng nó được khóa.

Quá liều Thu*c kích thích có thể gây hậu quả nghiêm trọng và có khả năng gây Tu vong.

Không đưa Thu*c cho con bạn mang đến trường.

Bạn hãy trực tiếp đưa Thu*c của con bạn cho cán bộ y tế ở trường hoặc văn phòng y tế trường hoặc giáo viên của con bạn nếu trường của trẻ không có văn phòng y tế riêng.

Tư vấn và liệu pháp hành vi trong điều trị ADHD

Tư vấn và liệu pháp hành vi thường rất có ích đối với trẻ mắc ADHD. Các trị liệu này có thể được thực hiện bởi một bác sĩ tâm thần, một nhà tâm lý học, nhân viên xã hội hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần khác. Một số trẻ mắc ADHD cũng có thể có những tình trạng khác như rối loạn lo âu hay trầm cảm. Trong trường hợp này, việc tư vấn có thể có tác dụng đối với cả ADHD lẫn các vấn đề khác trẻ đồng thời mắc phải.

Một số ví dụ:

Liệu pháp hành vi.

Giáo viên và phụ huynh có thể học những phương pháp thay đổi hành vi ở trẻ để đối phó với tình huống khó khăn. Những phương pháp này có thể bao gồm khen thưởng khuyến khích trẻ và phạt trẻ trải qua thời gian chờ (như đứng ở góc tường, góc nhà, hoặc một nơi riêng trong một khoảng thời gian khi trẻ làm sai).

Liệu pháp tâm lý. Liệu pháp này giúp những trẻ lớn mắc ADHD có thể trò chuyện về những vấn đề khúc mắc hoặc gây khó chịu cho trẻ, từ đó khám phá ra những kiểu hành vi tiêu cực của trẻ và giải pháp để đối phó với các triệu chứng đó.

Tập huấn kỹ năng làm cha mẹ.

Điều này sẽ giúp các bậc cha mẹ phát triển kĩ năng học cách để hiểu và hướng dẫn hành vi của con họ.

Liệu pháp gia đình.

Liệu pháp gia đình có thể giúp cha mẹ và anh chị em của trẻ đối phó với những căng thẳng gặp phải khi sống chung với người mắc ADHD.

Rèn luyện kỹ năng xã hội.

Điều này có thể giúp trẻ học những hành vi xã hội phù hợp.

Kết quả điều trị cho con bạn sẽ đạt hiệu quả cao nhất nếu có sự tham gia đầy đủ của một đội ngũ gồm giáo viên, phụ huynh, các chuyên gia trị liệu,và bác sĩ cùng làm việc với nhau. Tự trang bị kiến thức cho bản thân về ADHD, và sau đó hãy nói chuyện với giáo viên của con bạn, giới thiệu họ đến các nguồn thông tin đáng tin cậy có thể giúp ích cho họ trong nỗ lực giúp đỡ con bạn ở lớp học.

LỐI SỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Vì ADHD mang tính phức tạp và mỗi người bị ADHD là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai, vì vậy rất khó để đưa ra những khuyến cáo chung có hiệu quả với tất cả trẻ mắc ADHD. Tuy nhiên, một số đề nghị sau đây có thể giúp tạo ra một môi trường góp phần thành công trong cải thiện bệnh của con bạn.

Khi trẻ ở nhà

Thể hiện nhiều tình cảm yêu thương đối với trẻ.

Trẻ cần được biết chúng được yêu thương và được đánh giá cao nhiều như thế nào. Việc bạn chỉ tập trung vào những khía cạnh tiêu cực trong hành vi của trẻ có thể làm xấu đi mối quan hệ giữa bạn và trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ. Nếu con bạn khó tiếp nhận những ngôn từ yêu thương bằng lời nói, thì những cử chỉ như một nụ cười, một cái vỗ nhẹ trên vai hoặc một cái ôm cũng có thể cho trẻ thấy sự quan tâm của bạn. Tìm kiếm những hành vi tốt của trẻ để khen ngợi trẻ thường xuyên.

Hãy dành nhiều thời gian cho trẻ.

Hãy cố gắng để chấp nhận những phần xấu và đánh giá cao những phần tốt trong tính cách của con bạn. Cách tốt nhất để làm được điều này chỉ đơn giản là dành nhiều thời gian cùng trẻ. Đây là khoảng thời gian riêng tư không nên có sự can thiệp của những người khác. Cố gắng mang lại cho con bạn sự quan tâm tích cực hơn là tiêu cực mỗi ngày.

Tìm cách để cải thiện lòng tự trọng và ý thức kỷ luật của trẻ.

Trẻ em mắc ADHD thường làm rất tốt các đề án về nghệ thuật, những bài học âm nhạc hoặc khiêu vũ, hoặc các lớp học về võ thuật, như karate hoặc taekwondo. Nhưng đừng bắt ép trẻ thực hiện các hoạt động nằm ngoài khả năng của trẻ. Tất cả trẻ em đều có sở thích và tài năng chuyên biệt vốn cần được phát hiện và nuôi dưỡng. Những thành công nhỏ thường xuyên sẽ giúp xây dựng lòng tự trọng ở trẻ.

Làm việc có tổ chức.

Giúp con bạn tổ chức và duy trì vở ghi chép công việc phân công hàng ngày và đảm bảo trẻ có một nơi yên tĩnh để học tập. Sắp xếp các vật dụng trong phòng của trẻ và để chúng ở những nơi có ghi chú rõ ràng. Cố gắng giúp con bạn giữ môi trường xung quanh chúng có trật tự và gọn gàng.

Sử dụng các từ ngữ đơn giản và minh họa khi đưa ra chỉ dẫn cho trẻ.

Nói chậm, nhỏ nhẹ và thật rõ ràng, cụ thể. Chỉ đưa ra một chỉ dẫn tại một thời điểm. Nhìn thẳng vào mắt của trẻ trước và trong khi bạn đưa ra chỉ dẫn.

Cố gắng duy trì một thời gian biểu đúng giờ giấc đối với các bữa ăn, thời gian ngủ trưa, và đi ngủ buổi tối.

Sử dụng một cuốn lịch lớn để đánh dấu các hoạt động đặc biệt sẽ diễn ra sắp tới. Trẻ em mắc ADHD khó chấp nhận và khó thích nghi với sự thay đổi. Hãy tránh hoặc ít nhất là nói trước với trẻ về sự thay đổi đột ngột từ hoạt động này sang hoạt động khác.

Hãy bảo đảm con bạn được nghỉ ngơi.

Cố gắng giữ cho trẻ không bị quá mệt vì mệt mỏi thường làm cho các triệu chứng của ADHD xấu đi.

Xác định những tình huống khó khăn.

Cố gắng tránh những tình huống khó khăn cho trẻ, như ngồi trong các buổi thuyết trình kéo dài hoặc mua sắm ở những trung tâm thương mại và siêu thị nơi mà sự trưng bày hàng hóa tràn ngập khắp nơi.

Sử dụng hình thức phạt “trải qua thời gian chờ” hoặc hình thức phạt phù hợp khác khi trẻ mắc lỗi.

Thời gian chờ nên tương đối ngắn, nhưng phải đủ dài để con bạn có thể lấy lại được sự kiểm soát. Trẻ cũng có thể được mong đợi ​​chấp nhận kết quả từ các lựa chọn của bản thân. Điều này nhằm gián đoạn và làm giảm những hành vi ngoài tầm kiểm soát của trẻ.

Hãy kiên nhẫn.

Cố gắng kiên nhẫn và bình tĩnh với con bạn, ngay cả khi trẻ đang ngoài tầm kiểm soát. Nếu bạn bình tĩnh, con bạn sẽ học theo kiểu cư xử đó và cũng sẽ trở nên bình tĩnh.

Giữ quan điểm đúng đắn.

Hãy thực tế khi trông đợi những sự cải thiện từ cả bản thân bạn và con bạn. Và phải luôn ghi nhớ giai đoạn phát triển của trẻ.

Hãy nghỉ ngơi.

Nếu bạn mệt mỏi và căng thẳng, bạn sẽ khó hoàn thành vai trò một người mẹ hoặc người bố tốt.

Khi trẻ ở trường

Hỏi về chương trình học ở trường.

Tận dụng lợi thế của bất kỳ chương trình học đặc biệt nào nếu có ở trường dành cho trẻ mắc ADHD. Tại Mỹ, luật pháp qui định các trường học phải có chương trình để đảm bảo cho những trẻ bị các khuyết tật ảnh hưởng đến việc học nhận được sự hỗ trợ cần thiết. Tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu những trường học có chương trình hỗ trợ đặc biệt cho trẻ mắc ADHD hoặc những trường giáo dục đặc biệt dành cho trẻ mắc ADHD. Chương trình đặc biệt này có thể bao gồm sự đánh giá, điều chỉnh các môn học, thay đổi cách tổ chức trong lớp học cũng như phương pháp giảng dạy, hướng dẫn kỹ năng học tập, và tăng cường sự hợp tác giữa phụ huynh và giáo viên.

Nói chuyện với giáo viên của con bạn.

Giữ liên lạc chặt chẽ với giáo viên của con bạn, và tích cực hỗ trợ họ trong nỗ lực giúp con bạn ở lớp học. Hãy chắc chắn rằng giáo viên sẽ giám sát chặt chẽ việc học của trẻ, đưa ra những nhận xét hoặc lời khen tích cực. Giáo viên cũng cần linh hoạt và kiên nhẫn. Đề nghị giáo viên của trẻ phải thật rõ ràng khi đưa ra chỉ dẫn hoặc yêu cầu.

Hỏi về khả năng cho phép con bạn sử dụng máy tính trong lớp học.

Trẻ em bị ADHD có thể gặp khó khăn với viết chữ và đôi khi việc sử dụng máy tính có thể có lợi cho trẻ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THAY THẾ

Có rất ít nghiên cứu cho thấy những phương pháp điều trị thay thế Thu*c có thể làm giảm các triệu chứng của ADHD. Trước khi xem xét bất kỳ sự can thiệp thay thế nào, cần thảo luận với bác sĩ của trẻ để xác định xem phương pháp đó có an toàn không. Một số phương pháp điều trị thay thế đã được thử nghiệm, nhưng chưa được chứng minh đầy đủ một cách khoa học, bao gồm:

Yoga và thiền.

Thói quen tập yoga hoặc thiền thường xuyên và sử dụng những kỹ thuật thư giãn có thể giúp trẻ em thư giãn và học được tính kỷ luật, từ đó có thể giúp ích cho trẻ trong kiểm soát các triệu chứng của ADHD.

Chế độ ăn đặc biệt.

Hầu hết các chế độ ăn dành cho trẻ mắc ADHD bao gồm việc loại bỏ hoặc giảm những thực phẩm được cho rằng có khả năng gây tăng động, như đường và các chất gây dị ứng phổ biến như lúa mì, sữa và trứng. Một số chế độ ăn được khuyến cáo nên loại bỏ các chất tạo màu thực phẩm nhân tạo và các chất phụ gia. Cho đến nay, các nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy mối liên quan chặt chẽ giữa chế độ ăn với sự cải thiện các triệu chứng của ADHD, mặc dù một số quan sát cho thấy việc thay đổi chế độ ăn dường như có tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên, hạn chế đường dường như không có tác dụng. Cho trẻ mắc ADHD sử dụng cà phê như một chất kích thích có thể gây ra những tác dụng nguy hiểm, do đó cà phê không được khuyến cáo dùng cho trẻ mắc ADHD.

Vitamin hoặc khoáng chất bổ sung.

Mặc dù một số loại vitamin và khoáng chất mang tính thiết yếu cho sức khỏe, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vitamin hoặc khoáng chất bổ sung có thể làm giảm triệu chứng của ADHD. Quá liều vitamin ngược lại còn có thể gây hại.

Thảo dược bổ sung.

Không có bằng chứng nào cho thấy điều trị bằng thảo dược có tác dụng đối với ADHD, và một số còn có thể có hại.

Những công thức dược phẩm độc quyền.

Đây là những sản phẩm được làm từ vitamin, vi chất dinh dưỡng và các thành phần khác, được bán như những chất bổ sung có khả năng điều trị trẻ mắc ADHD. Những sản phẩm này hầu như chưa được nghiên cứu và không nằm trong danh mục Thu*c được giám sát bởi FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ), do đó những Thu*c này không được bảo đảm về tính hiệu quả, thậm chí còn có khả năng gây hại.

Axit béo thiết yếu.

Những axit béo, trong đó bao gồm các loại dầu omega-3, rất cần thiết cho não bộ duy trì hoạt động bình thường. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu liệu những axit béo này có thể cải thiện các triệu chứng của ADHD không.

Huấn luyện phản hồi thần kinh

Còn được gọi là phản hồi sinh học điện não đồ (EEG), điều trị này bao gồm những buổi học định kỳ. Ở các buổi học này, trong lúc trẻ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, sóng điện não của trẻ sẽ được hiển thị qua máy đo điện não. Về mặt lý thuyết, trẻ có thể học cách để duy trì các sóng điện não hoạt động vùng trán, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của ADHD. Mặc dù điều trị này có vẻ rất hứa hẹn, nhưng cần được nghiên cứu thêm. Các liệu pháp khác.

Bao gồm liệu pháp tích hợp cảm giác và huấn luyện nhịp tương tác. Cho đến nay vẫn chưa có đủ các nghiên cứu khẳng định tính hiệu quả của những phương pháp này.

ĐỐI PHÓ VÀ HỖ TRỢ

Chăm sóc một trẻ mắc ADHD có thể là thách thức cho cả gia đình. Cha mẹ có thể bị tổn thương bởi chính hành vi của trẻ hay bởi cách mọi người đối xử với trẻ. Sang chấn tâm lý do đối phó với ADHD có thể dẫn đến những xung đột trong hôn nhân. Những vấn đề này có thể đi kèm với những gánh nặng tài chính mà ADHD đặt lên gia đình.

Anh chị em ruột của một trẻ bị ADHD cũng có thể có những khó khăn đặc biệt. Chúng có thể phải chịu đựng một người anh/chị/em quá khắt khe hoặc quá hung hăng (do mắc ADHD), và chúng cũng có thể nhận được ít sự quan tâm từ gia đình hơn vì cha mẹ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc cho trẻ mắc ADHD.

Nguồn trợ giúp

Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ nhiều nguồn, như các dịch vụ xã hội hoặc các nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ thường có thể cung cấp những thông tin hữu ích về việc đối phó với ADHD. Hãy hỏi bác sĩ của con bạn về những nhóm hỗ trợ có trong khu vực của bạn.

Cũng có những cuốn sách và hướng dẫn tuyệt vời dành cho cả cha mẹ và thầy cô giáo, và các trang web chỉ dành riêng cho ADHD. Nhưng hãy cẩn thận với các trang web hoặc các nguồn thông tin khác khi chúng đăng tải những trị liệu có tính nguy cơ cao, chưa được kiểm chứng hoặc mâu thuẫn với các khuyến nghị của nhóm chăm sóc sức khỏe cho con bạn.

Kỹ thuật để đương đầu

Nhiều bậc cha mẹ chú ý đến các kiểu hành vi của con mình cũng như cách trẻ phản ứng với những hành vi đó. Cả bạn và trẻ có thể cần phải thay đổi hành vi. Nhưng việc thay thế những thói quen cũ thường không dễ dàng và phải mất rất nhiều công sức. Điều quan trọng là phải có kỳ vọng thực tế. Hãy đặt những mục tiêu nhỏ cho cả bản thân bạn và trẻ và đừng cố gắng tạo ra quá nhiều thay đổi cùng một lúc.

Để giúp quản lý ADHD:

Tổ chức sắp xếp cuộc sống cho trẻ.

Điều này không có nghĩa là áp dụng kỷ luật cứng nhắc, hay kỷ luật thép. Thay vào đó, bạn cần sắp xếp mọi thứ để cuộc sống của một đứa trẻ càng như dự đoán, càng bình tĩnh và càng có tính tổ chức càng tốt. Trẻ em mắc ADHD không xử lý tốt những sự thay đổi, và việc có những thói quen có thể dự đoán sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn, cũng như giúp trẻ cải thiện hành vi. Hãy cho con bạn sự cảnh báo trước vài phút, khi cần thiết phải thay đổi từ một hoạt động này sang hoạt động khác, hoặc từ địa điểm này sang địa điểm khác.

Qui định kỷ luật tích cực.

Những hình thức kỷ luật kiên quyết, thể hiện tình thương như khen thưởng đối với hành vi tốt và can ngăn những hành động phá hoại là khởi điểm tốt nhất. Hơn nữa, trẻ mắc ADHD cũng thường đáp ứng tốt với việc củng cố thói quen tốt, miễn là trẻ nhận được phần thưởng tương ứng. Khen thưởng hoặc củng cố, phát huy một hành vi mới và tốt mỗi khi nó xảy ra sẽ khuyến khích những thói quen mới.

Bình tĩnh và đưa ra một ví dụ tốt.

Hãy là một ví dụ tốt cho trẻ bằng cách chính bản thân bạn hành động theo cách mà bạn muốn trẻ làm. Cố gắng kiên nhẫn và kiềm chế, ngay cả khi con bạn ngoài tầm kiểm soát. Nếu bạn nói chuyện nhẹ nhàng và bình tĩnh, con bạn có khả năng cũng bình tĩnh theo. Học các phương pháp kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn đối phó với những thất vọng của bản thân.

Cố gắng vì mối quan hệ gia đình tốt đẹp.

Mối quan hệ giữa các thành viên gia đình đóng một vai trò lớn trong việc quản lý hoặc thay đổi hành vi của trẻ mắc ADHD. Những cặp vợ chồng có mối liên kết mạnh mẽ thường dễ đối mặt với những thách thức hơn những cặp có mối liên kết yếu. Đó là một lý do quan trọng để các cặp bạn đời nên dành thời gian để nuôi dưỡng mối quan hệ của mình.

Hãy để bản thân được nghỉ ngơi.

Dù cho con bạn mắc ADHD, thỉnh thoảng bạn hãy để bản thân được nghỉ ngơi. Đừng cảm thấy tội lỗi khi trải qua một vài giờ riêng tư cho bản thân. Bạn sẽ là một người cha người mẹ tốt hơn nếu bạn được nghỉ ngơi và thư giãn. Và đừng ngần ngại nhờ người thân và bạn bè giúp đỡ. Hãy đảm bảo rằng người giữ trẻ hoặc những người chăm sóc khác có kiến ​​thức về ADHD và đủ trưởng thành để đảm nhận nhiệm vụ này.

PHÒNG NGỪA

Để giảm nguy cơ mắc ADHD của trẻ:

Trong khi mang thai, tránh bất cứ điều gì có thể có hại đối với sự phát triển của thai nhi. Không uống rượu, hút Thu*c hoặc sử dụng M* t*y. Tránh tiếp xúc với chất độc môi trường, chẳng hạn như polychlorinated biphenyls (PCBs).

Bảo vệ con bạn tránh tiếp xúc với chất gây ô nhiễm và các chất độc, kể cả khói Thu*c lá, hóa chất nông nghiệp, công nghiệp, và sơn có chì (được tìm thấy trong một số tòa nhà cũ).

Giới hạn thời gian tiếp xúc với màn ảnh. Mặc dù vẫn chưa được chứng minh, nhưng bạn nên thận trọng, không cho trẻ em xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử quá nhiều trong năm năm đầu tiên của cuộc đời.

Nếu con bạn mắc ADHD, để giúp giảm các vấn đề hoặc các biến chứng:

Hãy kiên định, thiết lập các giới hạn và có hậu quả rõ ràng đối với các hành vi của con bạn.

Kết hợp giữa các thói quen hàng ngày của con bạn với dự tính rõ ràng bao gồm những việc như thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy buổi sáng, giờ ăn, những công việc vặt đơn giản và thời gian xem tivi.

Tránh làm những việc khác trong khi đang trò chuyện với con bạn, nhìn thẳng vào mắt trẻ khi đưa ra chỉ dẫn, và dành một vài phút mỗi ngày để khen ngợi trẻ. Làm việc với các giáo viên và người chăm sóc của trẻ để xác định sớm những rắc rối, nhằm làm giảm tác động của những vấn đề đó đối với cuộc sống của trẻ.

Tài liệu tham khảo

1. http://www.mayoclinic.com/health/adhd/DS00275

2. Kevin RK et al.

Attention deficit hyperactivity disorder in children and adolescents: Epidemiology and pathogenesis. UpToDate 19.3

3. Kevin RK et al. Attention deficit hyperactivity disorder in children and adolescents: Clinical fea tures and evaluation. UpToDate 19.3

4. Kevin RK et al. Overview of the treatment and prognosis of attention deficit hyperactivity disorder in children and adolescents. UpToDate 19.3

5. Kevin RK et al. Attention deficit hyperactivity disorder in children and adolescents: Pharmacotherapy. UpToDate 19.3

6. PGS. TS. BS Trần Diệp Tuấn, Bộ môn Nhi-ĐHYD TP.HCM. Rối loạn tăng động-kém chú ý. Chương trình đào tạo y khoa liên tục 22/09/11-25/09/11. p11-14

7. Attention-deficit and disruptive behavior disorders. In:Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders Fourth Edition Text Revision, $th, American Psychiatric Association, Washington, DC 2000. P.85

8. Pliszka S, AACAP Work Group on Quality Issues. Practice parameter for the assessment and treatment of children and adolescents with attention-deficit/hyperactivity disorder. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 2007; 46:894.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-em-2.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY