Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Bé trai Vĩnh Phúc có tim đập nhanh gần 300 lần/phút

Ngay khi vừa chào đời, bé trai tại Vĩnh Phúc được chẩn đoán rối loạn nhịp tim với nhịp đập lên tới 295 lần/phút.

Bé trai sinh thường tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay khi vừa sinh, bác sĩ phát hiện bé có cơn nhịp nhanh, tần số 295 lần/phút.

Đây là trường hợp rất hiếm gặp, tỉ lệ 4/1.000 trẻ. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhịp tim trung bình từ 100-160 lần/phút, ở người lớn, từ 60-100 nhịp/phút.

Sau hội chẩn, bé được chuyển lên bệnh viện nhi trung ương để can thiệp khi mới 12 ngày tuổi với chẩn đoán cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát.

Trong 7 tiếng từ khi nhập viện, dù được điều trị bằng Thu*c cắt cơn nhịp nhanh nhưng trẻ không đáp ứng, tái phát cơn nhịp nhanh đến 9 lần kèm rối loạn huyết động, suy tim nặng lên.

TS Lê Hồng Quang, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch trẻ em nhận định, với trường hợp này điều trị nội khoa không hiệu quả. Ngay trong đêm, các bác sĩ quyết định sử dụng phương pháp triệt đốt tim nhanh bằng năng lượng sóng tần số radio.

Bé trai Vĩnh Phúc có tim đập nhanh gần 300 lần/phút

Ekip bác sĩ can thiệp cho bệnh nhi ngay trong đêm

23h58, toàn bộ ekip gồm bác sĩ can thiệp rối loạn nhịp, bác sĩ hồi sức tim mạch nội khoa, bác sĩ gây mê tim mạch được huy động cấp cứu cho bệnh nhi.

40 phút sau, ca can thiệp thành công, nhịp tim bệnh nhi đã được khống chế, trở về bình thường.

Ts nguyễn lý thịnh trường, giám đốc trung tâm tim mạch trẻ em, bệnh viện nhi trung ương cho biết, nhịp tim nhanh là một trong những rối loạn nhịp hay gặp ở trẻ em.

Cơn nhịp tim nhanh kịch phát có thể gây suy tuần hoàn, hô hấp, thậm chí đột tử. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể Tu vong hoặc để lại di chứng lâu dài như giãn cơ tim, suy giảm chức năng tim.

Để điều trị rối loạn nhịp ở trẻ em lớn, bệnh viện nhi trung ương kết hợp dùng Thu*c chống loạn nhịp và triệt đốt đường dẫn truyền bất thường bằng sóng cao tần radio, với tỉ lệ thành công lên tới 90-95%.

Với trường hợp trẻ mới sinh, tim và hệ tuần hoàn, mạch máu chưa trưởng thành nên phương pháp này không được chỉ định do tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến trong quá trình can thiệp.

Song nhờ làm chủ kĩ thuật cùng hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại, ca can thiệp cho bé 12 ngày tuổi đã thành công, không có biến cố bất lợi.

Bệnh nhi sau can thiệp 5 ngày đã ổn định sức khoẻ, được xuất viện.

Thúy Hạnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/be-trai-vinh-phuc-co-tim-dap-gan-300-lan-phut-gap-3-binh-thuong-720058.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY