Nhi khoa hôm nay

Là một trong bốn phân ngành y khoa quan trọng thuộc khối lâm sàng, chuyên sâu về chăm sóc sức khoẻ trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ nhỏ dưới 16 tuổi, bao gồm: nhi khoa tổng quát, nhi chuyên sâu (nội tiết, thận, thần kinh, phổi, tiêu hoá) , phẫu thuật nhi (giải phẫu, chỉnh hình, phẫu thuật, tiết niệu), nhi khoa sơ sinh, các bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng

Cẩn thận chuyện ăn uống ngày Tết nếu không muốn trẻ bị di chứng suốt đời

Không ít trẻ bị bít kín phế quản vì hóc hạt bí, hạt dưa. Có trẻ bỏng thực quản vì uống nhầm hóa chất đựng trong chai nước ngọt. Nhiều T*i n*n ngày Tết xuất phát từ sự bất cẩn của phụ huynh.

Trẻ hoại tử thực quản vì uống hóa chất trong chai nước ngọt

Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM đã cấp cứu cho 3 bệnh nhi (từ 4-6 tuổi) vì uống nhầm nước tro tàu.

Nước tro tàu là thành phần quen thuộc khi làm các món bánh truyền thống như bánh ú, bánh đúc, bánh tro hoặc bánh Trung thu... Loại nước này giúp cho bánh mềm dẻo, dai ngon, tạo màu đậm nét cho phần vỏ bánh.

Nước tro tàu được sử dụng phổ biến trong làm bánh.

Khi người mẹ và bà mua nước tro tàu về chuẩn bị làm bánh Tết, đã tiện tay rót vào chai nước ngọt để bảo quản. Ba cháu bé không biết nên lấy uống nhầm. Nghe tiếng khóc, người lớn chạy đến thì các em đã bị bỏng nặng.

Qua thăm khám, bác sĩ nhận thấy các bé bị hẹp toàn bộ thực quản ngực, khoang miệng bị bỏng phải mở dạ dày, đặt ống nuôi ăn. Ê-kíp nhiều lần nong thực quản, mổ cắt nối thực quản nhưng vẫn tái hẹp. Cuối cùng, các bé phải phẫu thuật thay thế thực quản. 

Trên thực tế, nước tro tàu là loại hóa chất gây bỏng thực quản thường gặp nhất ở trẻ. Công thức hóa học gồm Kali hydroxit (KOH) hoặc Natri hydroxit (NaOH). Đây là hóa chất có tính kiềm cực mạnh. Hầu hết các bệnh nhi uống nước tro tàu bị tổn thương nặng thành thực quản và hoại tử rất sâu.

Theo bác sĩ Vương Minh Chiều, Khoa Ngoại tổng hợp, bỏng thực quản là nỗi đau kéo dài cho bệnh nhi lẫn bác sĩ.

“Hầu như hằng năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 đều có những ca bệnh như vậy. Bé nào bị bỏng nặng có thể gây hẹp thực quản, khiến đường ăn uống tự nhiên gần như không còn.

Nhiều bé phải ăn qua ống, thậm chí mở thông dạ dày ra bên ngoài da. Cuộc sống trải qua chuỗi ngày liên tục nhập viện để nong thực quản hẹp, hoặc phẫu thuật tạo hình thực quản để cải thiện khả năng ăn uống”.

Bác sĩ Chiều khuyến cáo, chất tẩy rửa, hóa chất dùng trong gia đình cần phải được bảo quản kỹ, tránh xa tầm tay trẻ, tuyệt đối không đựng trong vỏ chai nước ngọt, nước suối...

Khi nghi ngờ trẻ bị bỏng thực quản, người nhà không nên tự ý móc họng cho trẻ nôn ói vì sẽ làm hóa chất tiếp xúc thêm thực quản một lần nữa. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất kèm theo loại hóa chất trẻ đã uống.

Suýt mất Tết vì hạt lạc, hạt bí

Ngày 29/1, bệnh viện nhi đồng tp (tp.hcm) cho biết, vừa tiếp nhận một bệnh nhi 13 tháng tuổi hóc dị vật đường thở nguy kịch.

Theo đó, bé gái đang chơi thì ho sặc sụa, khò khè và muốn ói liên tục. Khi người lớn chạy đến vỗ về mới phát hiện trên tay bé đang cầm một thỏi kẹo đậu phộng (lạc) ăn dở.

Bác sĩ nội soi gắp ra một hạt lạc trong phế quản bé gái. Ảnh: BVNĐTP

Ngay lập tức, từ Đồng Tháp, gia đình chuyển bé lên Bệnh viện Nhi đồng TP. Sau khi chụp chiếu, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị vật tắc chèn ngay ống phế quản phân nhánh các thùy phổi trái.

Tại phòng mổ, ê-kíp nội soi đã tỉ mỉ gắp ra một hạt lạc đang mắc kẹt và gây ứ khí căng phồng phổi trái. “Để lâu hơn hoặc đến bệnh viện muộn, bé có thể đối mặt với nguy cơ tràn khí hoặc viêm phổi kéo dài, viêm phổi hoại tử, áp xe phổi, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân…”, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho hay.

Tuy nhiên, đó không phải là T*i n*n hiếm gặp thời điểm này.

Giữa tháng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cũng phải nội soi phế quản cấp cứu cho một bệnh nhi 2 tuổi. Gia đình cho biết, bé gái đang được bà cho ăn hạt bí thì ho sặc sụa rồi tím tái.

Người nhà đưa bé đến bệnh viện gần đó sơ cứu rồi chuyển tới Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, co gồng tay chân. Bé được đặt nội khí quản, thở máy và nội soi phế quản cấp cứu trong đêm, hút ra nhiều mảnh hạt bí làm bít tắc đường thở.

May mắn là bé phục hồi được tri giác và hô hấp ổn định.

Một dị vật được nội soi lấy ra từ đường thở của trẻ. Ảnh: BVNĐ2

Bác sĩ Huỳnh Minh Thiện, Khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, dị vật đường thở ở trẻ em rất dễ xảy ra vì trẻ thích khám phá và chưa ý thức được nguy cơ hít sặc. Dị vật kẹt trong đường thở có nhiều mức độ nguy kịch như:

Khó thở dữ dội và T* vong ngay trong vòng vài phút nếu dị vật bít tắc hoàn toàn khí quản

Suy hô hấp, tím tái nếu dị vật bít tắc 1 phần khí quản, di chuyển trong khí quản hoặc bít hoàn toàn phế quản gốc 1 bên. Thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương não

Ho, khò khè kéo dài, không đáp ứng điều trị nếu dị vật bít một phần phế quản gốc hoặc phế quản thùy. 

Viêm phổi khu trú một vị trí kéo dài nếu dị vật lọt sâu vào đường thở. Viêm phổi nặng nếu dị vật có tính chất dễ gây viêm như các loại hạt chứa dầu.

Các loại hạt phổ biến trong dịp Tết có thể là nguyên nhân gây T*i n*n cho trẻ nhỏ.

Bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh cần chú ý trẻ em trong các tình huống sau: Không cười đùa hoặc nói lúc thức ăn đang trong miệng; Không cho trẻ ăn lúc đang khóc, đang ho; Không sử dụng ống hút để hút các thức ăn/uống có dạng hạt tròn (như trân châu...).

Không cho trẻ ăn các thức ăn dễ sặc vào đường thở như hạt dưa, hạt bí, hạt đậu; Không cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ, hình dạng tròn dễ lọt vào đường thở khi cho vào miệng.

Linh An

Bé 3 tuổi suýt ch*t vì chẩn đoán nhầm viêm họng

Mảnh xương chỉ dài 2cm nhưng gây tụ dịch mủ trong họng, đâm vào ống động mạch đốt sống cổ của bệnh nhi. Nhiều lần đi khám trước đó, bé được chẩn đoán viêm họng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/ngay-tet-tuyet-doi-can-than-chuyen-an-uong-neu-khong-muon-tre-bi-di-chung-suot-doi-812708.html)

Tin cùng nội dung

  • Đưa nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng, loại bỏ quần áo hay đồ trang sức dính hóa chất, tưới nước rửa sạch vùng da bỏng... sau đó chuyển ngay đến bệnh viện cấp cứu.
  • Bỏng do nhiều nguyên nhân gây nên: nước sôi, lửa, điện, vôi tôi, hóa chất... Tùy theo vết bỏng rộng, hẹp (người ta phân loại tỷ lệ phần trăm so với diện tích cơ thể bệnh nhân <5% là diện hẹp, 5% là diện rộng)
  • Các bác sĩ bệnh viện Bỏng Quốc gia và bệnh viện Quân Y 103 mới cho biết, đã cứu sống cháu bé 31 tuần tuổi từ một thai phụ bị bỏng xăng nặng 98%. Đây là ca cứu sống trẻ trong bụng bệnh nhân bỏng nặng hiếm gặp.
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Một số loại hóa chất như acid, kiềm mạnh hoặc iod, phospho dùng trong công nghiệp hoặc vôi mới tôi có thể gây nên tổn thương bỏng nặng và làm nạn nhân rất đau đớn. Do đó cần phải sơ cứu nhanh chóng và đúng cách trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Bị tạt axít hay bỏng hóa chất nếu được sơ cứu đúng cách trước khi được cấp cứu ở bệnh  viện sẽ giảm đau đớn rất nhiều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY