Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Hạt bứa chọc thủng đại tràng bà cụ

Cao Bằng-Bệnh nhân nữ 90 tuổi, đau bụng suốt ba ngày, đi khám phát hiện viêm phúc mạc do thủng trực tràng sau ăn quả bứa.

Người bệnh cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, hôm 13/9. Các bác sĩ kiểm tra, chụp XQ, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán bà bị viêm phúc mạc do thủng trực tràng, chỉ định mổ cấp cứu.

Trong phẫu thuật, bác sĩ phát hiện toàn bộ đại tràng chứa nhiều hạt quả bứa cứng nhọn, chọc thủng đoạn nối giữa đại tràng sigma và trực tràng. Bác sĩ lấy hạt quả bứa ra khỏi ổ bụng và làm sạch, khâu lại lỗ thủng trực tràng.

Hiện, người bệnh tiếp tục được theo dõi chăm sóc tại Khoa Ngoại tổng hợp.

Quả bứa còn gọi là quả măng cụt rừng, phổ biến ở các tỉnh miền Trung hoặc một số vùng núi. Quả có dạng tròn nhỏ với lớp vỏ dày bên ngoài, phần thịt bên trong lại chia thành nhiều múi mọng nước tương tự quả măng cụt.

Bác sĩ khuyến cáo người dân nên cẩn thận khi ăn các loại quả có hạt sắc nhọn, đặc biệt với người già và trẻ em hệ tiêu hóa kém, do có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột, thủng ruột.

Hạt quả bứa lấy trong bụng bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Minh An

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/hat-bua-choc-thung-dai-trang-ba-cu-4511254.html)

Tin cùng nội dung

  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Ngày 21/10, tại Cao Bằng, đoàn cán bộ sở y tế của tỉnh đã có chuyến đi thực địa tại một số xã, đơn vị địa phương thuộc huyện Hòa An nhằm chỉ đạo và giám sát các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển (16 – 23/10).
  • Bộ Y tế mới cho biết, hiện Bộ đang áp dụng thí điểm mô hình hỗ trợ chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo tại Cao Bằng và Bắc Kạn và một số tỉnh ở Bắc Trung bộ.
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY