Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Một bệnh nhân bị thủng ruột do nuốt xương cá

Ông T nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, không sốt, bụng chướng. Theo người bệnh cho biết, trước khi nhập viện, ông hoàn toàn không nhớ mình đã nuốt phải thứ gì.

Theo báo pháp luật, bệnh viện đa khoa khu vực bắc quang (hà giang) vừa phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhân bị thủng ruột do nuốt xương cá. đó là trường hợp bệnh nhân nam h.v.t. ( 55 tuổi, trú tại xã liên hiệp, huyện bắc quang).

Ông T. nhập viện trong tình trạng đau bụng từng cơn, không sốt, bụng chướng. Theo người bệnh cho biết, trước khi nhập viện, ông hoàn toàn không nhớ mình đã nuốt phải thứ gì.

Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm và nội soi các bác sĩ phát hiện một dị vật đâm xuyên qua ống tiêu hoá nằm trong ổ bụng của bệnh nhân.

Các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị thủng ruột do dị vật sắc nhọn gây ra và được chỉ định phẫu thuật nội soi.

Tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng cho người bệnh, các bác sĩ phát hiện dị vật là xương cá kích thước 3,5cm đâm thủng thành ruột, nằm ngoài ống tiêu hoá trong ổ bụng của bệnh nhân. Kíp phẫu thuật đã lấy mảnh xương ra và khâu lại lỗ thủng ruột, rửa sạch ổ bụng và đặt dẫn lưu vùng mổ.

Hiện tại sức khoẻ của bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật và sẽ xuất viện trong vài ngày tới.

Theo các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hoá - Tiết niệu, thì đây là một trường hợp hiếm gặp. Thông thường xương dễ mắc ở vùng hầu họng, thực quản, nhưng ở trường hợp này xương cá đi xuống đến ruột, đâm thủng ruột ra ngoài ống tiêu hoá và nằm trong ổ bụng. Khai thác thêm thông tin nhưng bệnh nhân lại không rõ tiền sử ăn uống nên rất khó chuẩn đoán bệnh.

Qua đây các bác sĩ khuyến cáo người dân trong quá trình ăn uống, nhất là các thực phẩm có nguy cơ hóc dị vật như các loại cá nhiều xương, trái cây có hạt cứng, xương sụn, xương gà, vịt, heo… thì nên ăn chậm, nhai kỹ, không đùa giỡn nói chuyện khi ăn.

Đặc biệt ở người già, trẻ em, người có răng giả càng phải cẩn thận hơn trong quá trình ăn uống để tránh bị hóc dị vật có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: chảy máu đường tiêu hóa, thủng thực quản-dạ dày-ruột, viêm phúc mạc, áp xe trong ổ bụng… có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, người dân khi bị hóc dị vật nên đến bệnh viện để được kiểm tra, điều trị sớm để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/mot-benh-nhan-bi-thung-ruot-do-nuot-xuong-ca-5710830.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.
  • Nghỉ hè là thời điểm gia tăng các T*i n*n thương tích, trong đó có T*i n*n thương tích từ vật nhọn. Theo các bác sĩ, nếu không được xử lý đúng cách khi bị vật nhọn đâm dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.
  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY