Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Sai lầm mẹ mắc phải khi sơ cứu hóc hạt cho bé

Trong dịp Tết cổ truyền có nhiều đồ ăn vặt mà trẻ nhỏ rất ưa thích như các loại hạt, thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc các dị vật rất cao, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách hỗ trợ con đúng, thậm chí có nhiều việc làm sai lầm của người lớn khi trẻ bị hóc dị vật làm tình trạng của bé càng nặng thêm.

Nhắc đến Tết Nguyên đán là nhắc đến những cuộc đoàn tụ, trở về cùng nhau ăn bữa cơm, hàn huyên những câu chuyện năm cũ và dự định năm mới sang. Trẻ em ngoài tấm áo mới, một trong những niềm vui của con trẻ là những bao lì xì, các món ăn ngon ngày Tết. Tuy nhiên trẻ vốn tính hiếu động, vừa ăn vừa vui đùa dễ dẫn đến các trường hợp

Những nguy cơ khiến trẻ bị hóc dị vật:

GS Phạm Nhật An, Nguyên Phó giám đốc BV Nhi Trung ương cho rằng, trong dịp Tết nếu cha mẹ hay người chăm sóc không để ý đến trẻ, làm bé dễ gặp T*i n*n khi ăn uống. Một số nguy cơ bao gồm:

-Trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, dễ dẫn đến các trường hợp bị hóc, sặc các loại thực phẩm.

-Khi cho trẻ ăn, quát mắng trẻ khiến bé vừa ăn vừa khóc.

-Trẻ còn quá nhỏ, hay có thói quen cho bất cứ đồ vật gì vào mồm nhưng người chăm sóc không quan tâm để ý đến trẻ.

- Cho trẻ chơi với các đồ vật nhỏ, nhiều chi tiết rời.

-Khi cho trẻ ăn các đồ ăn có xương, quả có hạt nhỏ, cứng.

-Trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc chơi các thiết bị điện tử khác.

Sai lầm người lớn mắc phải khi gặp tình huống trẻ bị hóc dị vật

GS An cho rằng, dịp Tết, có nhiều loại đồ ăn có cạnh như các loại hạt hướng dương, hạt bí, hạt lạc, hay thạch, kẹo…. nguy cơ trẻ bị hóc khi ăn rất cao. GS An khuyên, trong những tình huống dị vật đường thở, thường sẽ gây thiếu oxy cho bé, điều này rất nguy hiểm. Đặc biệt, có những trường hợp trẻ em hóc các loại xương còn có thể gây biến chứng cho trẻ.

Vỗ lưng giữa hai vai trẻ để đẩy dị vật ra ngoài

Để xử trí với những trường hợp nhẹ, cha mẹ cần bình tĩnh cho trẻ qua cơn nghẹn, nếu không nghiêm trọng, có thể cho bé uống nước. tuy nhiên có nhiều bậc cha mẹ cũng mắc khi sơ cứu cho trẻ khiến tình trạng của bé không giải quyết được mà còn nặng thêm:

-Cho tay hoặc các vật khác vào miệng trẻ để móc dị vật ra: Việc làm này cũng rất nguy hiểm cho bé, bởi dị vật có thể xuống sâu hơn, nếu dùng vật khác móc dị vật ra có thể làm dị vật xuống sâu hơn, hoặc gây xước niêm mạc họng.

-Vuốt xuôi ngực: Mỗi khi trẻ sặc hay nghẹn, nhiều người thường vuốt ngực cho trẻ, tuy nhiên đây là cách làm sai vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.

Cách đúng sơ cứu trẻ bị hóc dị vật

Theo GS An, khi trẻ bị hóc dị vật, nếu dị vật đường thở khiến bé khó thở, tím tái, ho sặc sụa, hốt hoảng, thở rít cần tống ngay dị vật ra ngoài bằng cách tạo sức ép lồng ngực ở khu vực phổi để đẩy dị vật , tuy nhiên tiến hành cách này cần theo độ tuổi và cha mẹ cần thực hiện đúng cách. Nếu bé bị dị vật có suy hô hấp nguy hiểm cần hà hơi thổi ngạt, bóp bóng hỗ trợ và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Để phòng ngừa dị vật đường thở, tốt nhất cần phòng tránh cho bé, không để bé chơi những đồ chơi nhỏ, có nguy cơ bé cho vào miệng. Khi cho bé ăn, cần chú ý mức độ an toàn của thức ăn, tránh các loại hạt nhỏ như hạt dưa, hạt bí, hạt lạc, cho trẻ ăn cá cần bỏ hết xương. Tuyệt đối không cho bé vừa ăn vừa chơi đùa, khi ăn không quát mắng trẻ khiến bé vừa ăn vừa khóc cũng dễ khiến bé bị sặc.

Hải Yến

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/sai-lam-me-mac-phai-khi-so-cuu-hoc-hat-cho-be-n153506.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một người đang bị ngạt thở thì lồng ngực sẽ không phập phồng, mặt tái nhợt, chân tay lạnh, da xạm, mắt trợn và lồi ra.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Bỏng, sặc, ngộ độc là một trong những T*i n*n thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần biết một số cách sơ cứu thông dụng khi bé bị T*i n*n
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY