Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Que tăm gây thủng ruột người đàn ông

(HNMO) - Ngày 3-4, theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật cấp cứu cho một người đàn ông 45 tuổi ở Bắc Ninh bị que tăm đâm thủng ruột.

(HNMO) - Ngày 3-4, theo tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, các bác sĩ tại đây vừa phẫu thuật cấp cứu cho một người đàn ông 45 tuổi, ở Bắc Ninh, bị que tăm đâm thủng ruột.

Trước đó, bệnh viện hữu nghị việt - đức tiếp nhận nam bệnh nhân t.v.q nhập viện trong tình trạng đau bụng. sau khi được tiến hành chụp chiếu và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán anh q bị viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng và cần phải phẫu thuật gấp.

Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy, nguyên nhân gây thủng ruột là một chiếc que tăm. Sau đó, bệnh nhân đã được lau rửa ổ bụng, đưa 2 đầu hồi tràng vị trí thủng ra làm hậu môn nhân tạo.

Theo các bác sĩ, tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày là người bệnh bị thủng thực quản hoặc thủng ruột do các dị vật như xương gà, xương cá… Thậm chí, nhiều người lớn tuổi do thói quen ngậm tăm, đặc biệt là tăm tre khi đi ngủ nên dễ bị nuốt vô thức và gây thủng ruột. Bệnh viện đã từng tiếp nhận trường hợp không may nuốt phải kim khâu khi đang xe chỉ nhưng bệnh nhân lại chủ quan không đi khám dẫn tới thủng ruột non. Ngoài ra, ở trẻ em, do vô tình hoặc cố ý nuốt những dị vật như đồ chơi, đinh ốc… cũng có thể gây xước, thủng thực quản dạ dày.

Tiến sĩ, bác sĩ Dương Trọng Hiền, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật nội soi, Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu tiêu hóa (Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức) cho biết, các dị vật đường tiêu hóa có thể gây những biến chứng rất nguy hiểm và đòi hỏi phải được xử lý ngay. Bởi nếu để muộn có thể bị một số biến chứng nặng nề như áp xe thủng trung thất do thủng thực quản hoặc viêm phúc mạc do thủng dạ dày hoặc ruột..., thậm chí gây xuất huyết tiêu hóa rất nặng.

Những bệnh nhân nuốt dị vật khi đến bệnh viện sẽ được các bác sĩ thăm khám và tiến hành chụp phim X-quang hoặc chụp phim cắt lớp vi tính đánh giá tổn thương do dị vật. Trong những trường hợp không có nguy cơ thủng đường tiêu hóa sẽ được theo dõi. Một số trường hợp được uống thuốc nhuận tràng và theo dõi dị vật đi ra ngoài hoặc theo dõi quá trình di chuyển của dị vật trên phim chụp X-quang. Những trường hợp xác định có tổn thương nằm ở thực quản hoặc trong dạ dày, bác sĩ có thể lấy dị vật bằng phương pháp nội soi ống mềm xác định dị vật và lấy dị vật.

Đối với dị vật gây thủng thực quản có thể gây lên tổn thương như áp xe trung thất, bác sĩ sẽ phẫu thuật dẫn lưu ổ áp xe, lấy dị vật, mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng. Còn với những trường hợp tổn thương xuống phía dưới như dạ dày, ruột non, đại tràng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lấy dị vật, khâu lỗ thủng hay dẫn lưu hoặc làm hậu môn nhân tạo cũng như làm sạch ổ bụng.

“khi bị hóc dị vật đường tiêu hóa, người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, theo dõi sát các biểu hiện và hạn chế các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra”, tiến sĩ dương trọng hiền khuyến cáo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1060136/que-tam-gay-thung-ruot-nguoi-dan-ong)

Tin cùng nội dung

  • Nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, nhưng cũng có thể gặp ở những lứa tuổi khác (ví dụ, trẻ dưới 6 tháng đôi khi nuốt phải dị vật do các anh chị của chúng “nghịch ngợm” khi đang chơi đùa). Việc này có thể xảy ra trước sự chứng kiến của bố mẹ. Với trẻ lớn và người lớn thì nuốt dị vật ít xảy ra hơn nhưng không phải không có.
  • Mũi là một khoang sâu, mở trực tiếp ra phía sau mặt. Một phần nhỏ liên quan của khoang mũi có thể nhìn thấy được khi nhìn vào đỉnh mũi. Phần sau của mũi hướng xuống dưới, nối tiếp với thành sau họng miệng.
  • Dị vật trong da! Hãy làm sạch khu vực, dùng nhíp để loại bỏ dị vật...tìm kiếm trợ giúp y tế nếu dị vật không ra ngoài một cách dễ dàng...
  • Bị gãy cổ xương đùi phải do T*i n*n sinh hoạt, bà Đỗ Thị Hải (70 tuổi, ở TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) được chỉ định thay khớp háng.
  • Hóc dị vật đường thở là một T*i n*n thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do giai đoạn này trẻ hay tò mò, nuốt ngay đồ vật,
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Những T*i n*n sinh hoạt là rất khó tránh, vì vậy chúng ta cần phải nắm vững các biện pháp cấp cứu khi có tổn thương xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY