Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cấp cứu 7 trẻ nhỏ bị hóc xương lợn, nuốt đầu bút bi…

(HNMO) - Bệnh viện Nhi trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật (nuốt đầu bút bi, nuốt đạn nhựa, hóc xương lợn, hóc hạt bí…) ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.

(hnmo) - thời gian qua, bệnh viện nhi trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật (nuốt đầu bút bi, nuốt đạn nhựa, hóc xương lợn, hóc hạt bí…) ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.

Ngày 16-3, bệnh viện nhi trung ương đã đưa ra cảnh báo về tai nạn thương tích hóc dị vật ở trẻ nhỏ. theo đó, chỉ trong tháng 1 và tháng 2-2023, bệnh viện đã tiếp nhận 7 ca hóc dị vật.

Cụ thể, trong tháng 1-2023, khoa Khám và Thăm dò Hô hấp - Trung tâm Hô hấp tiếp nhận một chuỗi 5 ca bệnh trong độ tuổi nhỏ (1-3 tuổi) hóc dị vật.

Đầu tiên là trường hợp bé Q.A (14 tháng tuổi), do vừa ăn vừa chạy nhảy nên bị hóc xương lợn vào phế quản; tiếp đến là bé K.A (3 tuổi) hóc vỏ hạt bí; bé T.L (2,5 tuổi) hóc hạt hướng dương; bé M.L (2 tuổi) nuốt phải viên đạn nhựa; bé H.N (17 tháng tuổi) nuốt phải mảnh nhựa của đồ chơi.

May mắn, các bé đều được cấp cứu kịp thời và được các bác sĩ loại bỏ dị vật và sức khỏe ổn định trở lại.

Còn trong tháng 2-2023, bé N.Đ.T (7 tuổi ở Thái Bình), trong lúc chơi với các bạn ở lớp, không may nuốt phải đầu bút bi. Ngày hôm sau, bé có biểu hiện thở rít lặp lại gần nhau, kèm theo ho và được khám ở bệnh viện tuyến huyện. Tại đây, bé được chẩn đoán là có dị vật trong đường thở. Sau đó, bé được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh rồi lập tức chuyển đến Bệnh viện Nhi trung ương.

Bé T được các bác sĩ khoa Khám và Thăm dò Hô hấp - Trung tâm Hô hấp nội soi khí phế quản và gắp ra được một đầu bút bi. Dị vật này bít tắc gần kín đường thở của bé, nếu không được xử trí sớm sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tương tự là trường hợp của bé Đ.V (9 tuổi, ở Hà Nam) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải đặt nội khí quản để chuyển từ bệnh viện tuyến tỉnh lên Bệnh viện Nhi trung ương. Do trong lúc chơi đùa với bạn, Đ.V bất cẩn nuốt đầu bút gây bít kín đường thở khiến suy hô hấp nặng. Do dị vật có kích thước lớn 1,0 x 1,0cm, khẩu kính phế quản của trẻ lại nhỏ nên rất khó để lấy dị vật.

Sau 2 lần nội soi khí quản, các bác sĩ Trung tâm Hô hấp đã lấy được dị vật, giúp bé V vượt qua được nguy kịch.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Phùng Đăng Việt, Trưởng khoa Khám và Thăm dò Hô hấp - Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương), trẻ bị hóc dị vật như các trường hợp trên không phải là hiếm gặp. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ với bản tính tò mò, hay có thói quen cho các vật cầm ở tay vào miệng để khám phá. Ngoài ra, trong quá trình ăn uống, cha mẹ để con vừa ăn vừa chơi, vừa khóc vừa ăn; hoặc các bạn học sinh lớn hơn thì hiếu động nên dễ bất cẩn.

Theo các bác sĩ, dị vật đường thở có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào loại dị vật, tuổi của bệnh nhân và thời gian được điều trị sớm hay muộn.

Trên thực tế, nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan chỉ nghĩ trẻ nuốt phải vật lạ, nhưng không lường được nguy hiểm khi dị vật bít kín đường thở, nếu không xử trí kịp thời sẽ gây viêm phế quản; viêm phổi; xẹp phổi, áp xe phổi, nặng hơn là suy hô hấp, di chứng não do thiếu ô xy hoặc thậm chí phải trả giá bằng cả tính mạng.

“Khi nghi ngờ hóc sặc dị vật thì nên đưa trẻ đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất để có chẩn đoán và xử trí chính xác, kịp thời; tránh những thao tác sơ cứu không đúng có thể vô tình đẩy dị vật sâu hơn, khiến tình trạng của trẻ trở nên nguy hiểm hơn”, Thạc sĩ Phùng Đăng Việt khuyến cáo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1058438/cap-cuu-7-tre-nho-bi-hoc-xuong-lon-nuot-dau-but-bi)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh không phải là một bệnh lạ hay mới được phát hiện trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì ngay cả các bác sĩ sản, nhi không phải ai cũng am tường.
  • Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Được mẹ cho nằm bú bình, sau đó bé ngủ. Khoảng 3 tiếng sau, người mẹ mang cháo vào cho con ăn thì đã thấy toàn thân tím tái. Ngay lập tức trẻ được đưa đến viện cấp cứu nhưng không kịp.
  • Khi trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng không hiểu vì sao sau một thời gian ngắn được cho ăn,cho bú đầy đủ, trẻ lại yếu dần và thậm chí dẫn đến Tu vong,
  • Người cao tuổi khi bị dị vật đường thở dễ nhầm với các bệnh nội khoa nên dễ bị bỏ sót. Dị vật đường thở còn tồn tại sẽ gây biến chứng như viêm phổi dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác như lao phổi, u phổi hay tràn dịch màng phổi do các nguyên nhân khác.
  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY